Việt Nam đang có những chuyển biến mạnh mẽ trong việc xuất khẩu hàng hóa qua thương mại điện tử. Đặc biệt là thực phẩm, đồ uống và nông sản. Theo thống kê đây là những mặt hàng có mức tăng trưởng thương mại tốt nhất. Trong gia đoạn dịch Covid-19, làn sóng TMĐT trong nước lan rộng và bùng nổ mạnh mẽ với việc nhiều người mua hàng online tại nhà. Điều đó cho thấy thương mại điện tử phát triển mạnh. Đây là cánh cửa mới cho các doanh nghiệp (DN) Việt xuất khẩu trực tuyến qua các thị trường mới.
Nhóm hàng có mức tăng trưởng thương mại tốt nhất
Thực phẩm, đồ uống và nông sản đang là nhóm hàng có mức tăng trưởng thương mại tốt nhất trên nền tảng thương mại điện tử. Và được dự báo còn nhiều dư địa phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Đây là thông tin được các chuyên gia nhấn mạnh tại Hội thảo “Giải pháp xuất khẩu thông qua trang thương mại điện tử quốc tế Alibaba” . Hội thảo do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức, ngày 12/1.
Ông Trần Phú Lữ, Phó Giám đốc ITPC cho rằng, thương mại điện tử đã trở thành xu thế kinh doanh mới trên toàn cầu. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây chỉ số tăng trưởng thương mại điện tử luôn đạt ở mức cao trên 30%/năm. Với doanh thu đạt xấp xỉ 3 tỷ USD.
Trong đó, các sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm được ưu tiên hơn cả. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp nào nắm bắt được xu hướng và nhanh chóng thích ứng với kênh bán hàng mới sẽ chiếm được ưu thế. Bà Bùi Nhã Uyên, Quản lý Kênh đại lý Alibaba tại Việt Nam chia sẻ, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong năm 2020 người tiêu dùng ở hầu hết các thị trường có sức mua lớn đều ưu tiên mua sắm qua các nền tảng thương mại trực tuyến. Trong đó dẫn đầu là Mỹ, Ấn Độ, Canada, Brazil, Australia, Anh…
Số lượng người truy cập trang thương mại điện tử gia tăng thời dịch
Số liệu thống kê của Alibaba cho thấy trong thời điểm diễn COVID-19 diễn biến phức tạp số lương người truy cập trang thương mại điện tử tăng 92%. Số lượng đơn đặt hàng tăng tới 177%. Giá trị trên mỗi đơn hàng cũng tăng 105%%. Trong đó, nhu cầu về thực phẩm, đồ uống và nông sản không ngừng gia tăng. Trong 100 sản phẩm tăng về lượng tiêu thụ thì có 48 mặt hàng liên quan tới đến nông sản, thực phẩm. Đáng chú ý, thực phẩm ăn liền, thực phẩm tốt cho sức khỏe, thực phẩm chức năng tăng trưởng nhanh nhất. Ngoài ra các sản phẩm dệt may cơ bản, đồ dùng cá nhân và trang trí nội thất cũng được tiêu thụ tốt.
Theo dự báo của bà Bùi Nhã Uyên, thời gian tới khi dịch bệnh đã bớt căng thẳng, sức mua của một số thị trường chính bắt đầu hồi phục. Xu hướng mua sắm trực tuyến vẫn được ưa chuộng. Vì tiết kiệm được thời gian cho người mua và chi phí cho người bán. Do đó, cơ hội kinh doanh trực tuyến vẫn rất rộng mở đối với sản phẩm nông sản, thực phẩm và đồ uống.
Bà Trần Thị Yến Phi, Giám đốc Điều hành Công ty DWS cho biết. Với mục tiêu đưa được sản phẩm nông sản, hàng hóa của Việt Nam ra thị trường quốc tế với chi phí cạnh tranh nhất. Ngay từ khi thành lập Công ty đã xác định các sản phẩm cụ thể phù hợp cho từng thị trường đích khác nhau.
Các doanh nghiệp đẩy mạnh thương mại trên các nền tảng trực tuyến.
Nắm bắt xu hướng chung trong thương mại. Nhiều công ty đã chủ động xây dựng nền tảng kỹ thuật số. Để tham gia các sàn thương mại điện tử có uy tín và quy mô lớn. Nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh đang chủ động tìm đến các nhà cung cấp để ứng. Mục đích nhằm đối phó với sự đứt gẫy chuỗi cung ứng trên thị trường do tác động của dịch COVID-19. Và đáp ứng nhu cầu số hóa doanh nghiệp. Điều này mang lại cơ hội tăng doanh thu cho nhiều ngành hàng. Thúc đẩy thị trường thương mại điện tử, nhất là thương mại điện tử B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) mới phát triển tại Việt Nam.
Đặc biệt, trong năm 2020 sự xuất hiện của dịch COVID-19. Nó đã gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh thương mại trực tiếp. Tuy nhiên lại tạo động lực và cơ hội để các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động thương mại.
Theo ông Trần Phú Lữ, với sự phát triển của công nghệ, các nền tảng kết nối trực tuyến hiện nay có thể giúp con người kết nối mọi lúc mọi nơi. Hỗ trợ nhiều tính năng tương tác về hình ảnh, âm thanh sinh động. Do đó sẽ không khác nhiều so với tiếp xúc trực tiếp. Nhờ đó người tiêu dùng đã chuyển dịch từ mua sắm tại cửa hàng sang mua sắm online.
Doanh nghiệp nhỏ nên hợp tác với các sàn thương mại điện tử lớn
Theo bà Trần Thị Yến Phi, nếu tự phát triển kênh thương mại điện tử riêng sẽ mất rất nhiều thời gian và kinh phí. Và chưa hẳn đã tiếp cận được khách hàng mục tiêu. Đó là lí do doanh nghiệp nhỏ nên hợp tác với các sàn thương mại điện tử lớn. Nơi có sẵn hệ sinh thái phục vụ cho việc vận hành, vận chuyển và dịch vụ hậu mãi.
“Sau hai tháng hợp tác với trang thương mại điện tử Alibaba.com. Doanh nghiệp đã có được đơn hàng vừa và nhỏ từ thị trường EU. Sau gần 1 năm thì doanh nghiệp có được các đơn hàng lớn tại thị trường châu Á. Trong đó gia nhập thành công các thị trường mục tiêu là Nhật Bản và Trung Quốc.
Tuy nhiên, doanh nghiệp không chỉ chỉ đăng sản phẩm mình có lên các trang thương mại điện tử. Mà phải liên tục xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới. Phù hợp theo nhu cầu thị trường và mùa vụ. Đồng thời cải thiện thông tin, chất lượng hình ảnh. Tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm thông các các công cụ marketing phù hợp”, bà Phi nhấn mạnh.
Hy vọng thông tin bài viết sẽ hữu ích cho bạn. Đừng quên theo dõi chuyên mục Thị trường – Thông tin thị trường của chungkhoantructuyen để cập nhật những tin tức mới nhất. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Chia sẻ bài viết cho bạn bè nếu thấy hay nhé!
Nguồn: bnews.vn