Khan hiếm chip trở thành điểm yếu chí mạng của kinh tế Đức

Khan hiếm chip trở thành điểm yếu chí mạng của kinh tế Đức

Nhân định thị trường Thị trường

Thiếu chip đang là vấn đề nóng của cả lĩnh vực công nghệ và kinh tế. Tưởng chừng như vấn đề khan hiếm nguồn cung chip chỉ xảy ra ở Trung Quốc do những căng thẳng chính trị và thương mại dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump thì hiện nay, việc thiếu hụt chip đã lan sang tận nước Đức và nó đã trở thành “gót chân Achilles” của nước này. Công nghiệp sản xuất ô tô là một là một trong những ngành kinh tế trong điểm của nước này, thế nhưng hiện này ngành công nghiệp này đang bị khủng hoảng nghiêm trọng do thiếu nguồn cung chip.

Thiếu vật liệu bán dẫn đang đe dọa sự phục hồi của nền kinh tế Đức

Tình trạng thiếu vật liệu bán dẫn và các thành phần công nghiệp khác đang đe dọa sự phục hồi của kinh tế Đức. Các nhà sản xuất ôtô và thiết bị điện tử Đức đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu. Điều này đã trở thành một trong những rủi ro lớn nhất với nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Bên cạnh làn sóng Covid-19 thứ ba. Viện kinh tế IFO cảnh báo trong tuần này rằng tình trạng tắc nghẽn nguồn cung ngày càng lan rộng. Triển vọng lĩnh vực sản xuất, ngành tạo ra khoảng một phần tư sản lượng kinh tế và đang thúc đẩy tăng trưởng nước này. Đang trong tình trạng bấp bênh.

Sản xuất ô tô của Đức bị ảnh hưởng vì thiếu chip

“Tình hình đang rất căng thẳng”, Eckehart Rotter, Phát ngôn viên của Hiệp hội ôtô VDA của Đức nói. Các vấn đề về chất bán dẫn đã ảnh hưởng đến các nhà sản xuất và nhà cung ứng ngành ôtô. Ông Rotter cho biết do sự thiếu hụt các linh kiện điện tử. Đặc biệt là chip vi điều khiển quan trọng dùng trong các dòng xe hiện đại. Nên dây chuyền sản xuất nhiều hãng đã phải dừng nhiều tuần. Volkswagen và Daimler là hai trong số các công ty bị ảnh hưởng trong lĩnh vực ôtô. Động lực của ngành sản xuất Đức. Công ty công nghiệp khổng lồ Siemens cũng đang phải vật lộn để có đủ chất bán dẫn.

Nhiều công ty phải thông báo rút ngắn thời gian làm việc

Vấn đề này đã buộc nhiều công ty phải thông báo rút ngắn thời gian làm việc và giảm quy mô sản xuất trong những tuần tới. Sự khan hiếm của các thành phần này dự kiến dẫn đến giá bán tới tay người tiêu dùng cao hơn. Đẩy áp lực lên lạm phát nói chung. Việc cắt giảm cho thấy sản lượng xe ở châu Âu sẽ không đạt được như dự báo trong nửa đầu năm nay. “Mức độ thâm hụt này có thể được bù đắp trong nửa cuối năm 2021 hay không thì hiện vẫn còn bỏ ngỏ. Tình hình vẫn còn nguy kịch”. Ông Rotter của VDA cho biết.

Nhiều công ty cắt giảm sản lượng

Sự thiếu hụt chip toàn cầu bắt nguồn từ sự kết hợp của nhiều yếu tố. Bao gồm ảnh hưởng bởi đại dịch năm ngoái khiến các nhà máy ngừng hoạt động. Và sau đó lại đang phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu về chất bán dẫn tăng mạnh trong một thế giới ngày càng số hóa. Các nhà sản xuất ôtô và nhà cung cấp hầu như chỉ dựa vào chip của một vài nhà sản xuất. Họ bao gồm TSMC của Đài Loan, Samsung Electronics của Hàn Quốc. GlobalFoundries, United Microelectronics và SMIC có địa điểm sản xuất chủ yếu ở Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ.

Kêu gọi của VDA và BDI

“Hiếm có nền kinh tế nào khác được hưởng lợi nhiều từ toàn cầu hóa trong những năm gần đây như Đức”. Iris Ploeger, Thành viên hội đồng quản trị của Hiệp hội ngành công nghiệp BDI, nhận xét. Kèm thừa nhận tình trạng thiếu chip đã cho thấy “gót chân Achilles” của nước này. Khi phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài. Cả VDA và BDI đều kêu gọi các công ty giải quyết những rủi ro của mặt trái toàn cầu hóa. Và đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Điều này có nghĩa là đưa các nhà máy trở lại Đức. Hoặc ít nhất là đến Liên minh châu Âu, họ nói.

“Khi nói đến thiết kế chip, châu Âu phụ thuộc một cách nguy hiểm vào các khu vực khác”. Ploeger nói và cho biết ngành công nghiệp châu Âu phải lấy lại các kỹ năng đã mất với sự hỗ trợ của chính phủ. “Chủ quyền của châu Âu đối với chất bán dẫn là rất quan trọng. Để có thể phản ứng linh hoạt hơn với sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng.  Và những thay đổi trong cách tiêu dùng”, bà tuyên bố. Vì năng lực sản xuất chất bán dẫn toàn cầu đã được sử dụng tối đa. Nên việc mở rộng sản xuất đáng kể trong ngắn hạn là không khả thi. Và một số nhà phân tích dự báo tình trạng thiếu hụt có thể kéo dài trong năm tới.

Nội địa hóa các công nghệ bán dẫn ở châu Âu

“Về trung và dài hạn, châu Âu cũng quan tâm đến việc ngày càng nội địa hóa các công nghệ này ở châu Âu”, ông Rotter nói, “Nhưng điều đó cần thời gian. Và không giải quyết được vấn đề nút cổ chai hiện tại”. Liên minh với các lãnh đạo EU; Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier và người đồng cấp Pháp Bruno Le Maire đang có kế hoạch rót hàng tỷ euro vào các chương trình hỗ trợ xây dựng các nhà máy sản xuất chip địa phương. Và phát triển chất bán dẫn thế hệ tiếp theo.

Nỗ lực nội địa hóa công nghiệp sản xuất bán dẫn

Là một phần của nỗ lực, tháng trước, Ủy ban châu Âu đã đưa ra kế hoạch 10 năm. Đặt mục tiêu chiếm 20% thị phần bán dẫn toàn cầu. Và xây dựng một nhà máy chế tạo có thể tạo ra chip siêu nhanh 2 nanomet. Hôm 30/4, Ủy viên Thierry Breton của Ủy ban châu Âu sẽ gặp CEO của Intel và TSMC. Khi EU tìm cách bảo vệ khối khỏi những cú sốc trong tương lai trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Ông Breton đang tìm cách thuyết phục các nhà sản xuất chip hàng đầu đặt một nhà máy chế tạo lớn ở EU. Để giúp thực hiện mục tiêu chiến lược của Ủy ban. Là đảm bảo công nghệ sản xuất chip tiên tiến nhất trong thập kỷ tới.

Tình trạng thiếu chip có thể kéo dài đến 2021

GlobalFoundries, công ty gia công bán dẫn lớn thứ ba thế giới; lên kế hoạch đầu tư 1,4 tỷ USD cho các nhà máy chip năm nay. Và tăng gấp đôi vào năm sau, theo CEO Tom Caulfield. Ông cho biết, tất cả nhà máy đều đang hoạt động 100% công suất. Và cố gắng bổ sung công suất nhanh nhất có thể. Ông dự đoán, nguồn cung thị trường bán dẫn còn thiếu hụt đến năm 2022 hoặc hơn.

Thiếu hụt nguồn cung chip có thể kéo dài đến 2022

Khan hiếm chip đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên toàn cầu. Sản xuất xe hơi bị đình trệ. Và tác động xấu tới hoạt động của các hãng điện tử tiêu dùng lớn nhất. Nó làm nổi bật vai trò của một số ít các công ty gia công. Những hãng như GlobalFoundries đang đổ tiền tấn vào dây chuyền sản xuất mới và nâng cấp thiết bị. Nhằm bắt kịp nhu cầu tăng đột biến. GlobalFoundries là công ty gia công chip lớn nhất có trụ sở tại Mỹ. Nhà máy của họ đặt ở Mỹ, Đức và Singapore. Chỉ sản xuất bán dẫn do các thương hiệu như AMD, Qualcomm và Broadcom thiết kế. Đây là công ty tư nhân thuộc sở hữu của Tiểu vương quốc Abu Dhabi.

Hy vọng bài viết của Chứng khoán trực tuyến đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Nguồn: Vnexpress.net