Tình hình dịch Covid – 19 xảy ra đã đánh một đòn giáng nặng nề lên nền kinh tế và đời sống của người dân. Rất nhiều doanh nghiệp bị giải thể hoặc tạm ngưng hoạt động vì không đủ chi phí để kéo dài. Tất cả mọi ngành nghề đều bị ảnh hưởng bị đại dịch. Đặc biệt là ngành dịch vụ, du lịch bị ảnh hưởng nặng nề. Nhằm cứu vãn và hỗ trợ các doanh nghiệp có thể ứng phó với Covid – 19 nhiều chính sách hỗ trợ nền kinh tế đã được ban hành. Tuy nhiên nếu tình hình dịch tiếp tục tái diễn và kéo dài, khó có thể phục hồi nhanh được.
Dịch Covid – 19 đã ảnh hưởng nặng nề lên những công ty quy mô nhỏ
Con số hơn 51.400 doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động trong 4 tháng đầu năm nay. Tăng 23,3% so với cùng kỳ năm trước, là một thí dụ. Thậm chí, chỉ riêng tháng 4/2021, đã có 11.747 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Tăng 61,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Phần lớn (trên 90%) doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh và đã giải thể. Chấm dứt tồn tại là những doanh nghiệp trẻ, quy mô nhỏ. Đây là đối tượng rất dễ bị tổn thương do tác động tiêu cực từ bên ngoài.
Báo cáo Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng khẳng định, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tiếp tục tăng. Nhất là với nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Đã cho thấy những tác động của dịch bệnh tới nền kinh tế còn dai dẳng.
Vì dịch bệnh dai dẳng và khó lường và chưa thấy có dấu hiệu bị chặn đứng. Nên nhiều doanh nghiệp chấp nhận giải pháp tiếp tục chờ, tạm ngừng hoạt động. Để nghe ngóng diễn biến thị trường, tìm kiếm ý tưởng, hướng đi mới. Hoặc chờ đợi chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, mới quyết định tiếp tục kinh doanh hay giải thể. Điều đó có nghĩa, nếu tình hình xấu hơn hoặc nếu chưa có chính sách hỗ trợ kịp thời từ Nhà nước. Thì những doanh nghiệp đang tạm ngừng kinh doanh có thể sẽ phải “khai tử”.
Dịch Covid -19 ảnh hưởng nặng nề lên ngành dịch vụ
Đại dịch Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Và hiện nay vẫn còn diễn biến phức tạp. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lĩnh vực kinh tế – xã hội. Đặc biệt là tác động mạnh đến ngành dịch vụ.
Tình hình đang diễn biến phức tạp khi “làn sóng” Covid-19 thứ 4 bùng phát, lan ở nhiều địa phương. Đã có đề xuất về việc cho doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) tạm ngừng sản xuất. Vì phát hiện các ca dương tính tại đây. Đã có yêu cầu đóng cửa vũ trường, quán karaoke, quán ăn hè phố. Thậm chí là cả quán ăn trong nhà. Đã có các yêu cầu hủy tour, hủy đặt phòng khách sạn…
Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch, ăn uống… sẽ khó chồng khó. Các hãng hàng không chắc chắn lại bị ảnh hưởng khi người dân bắt đầu hạn chế đi lại do lo ngại bệnh dịch lây lan. Vì thế, hơn lúc nào hết, doanh nghiệp đang cần được hỗ trợ.
Chính Phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ
Năm ngoái, Chính phủ kịp thời ban hành nhiều chính sách quan trọng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của Covid-19. Bao gồm cả gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng. Sự hỗ trợ này đã phát huy hiệu quả trong thực tế. Cuối năm ngoái, đã bắt đầu có đề xuất về việc cần hỗ trợ lần hai.
Đầu năm nay, Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Không gọi là “gói” – như Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, trong phiên họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 4 đã nhấn mạnh rằng, cần phải hiểu đây là tập hợp các giải pháp của các ngành, các lĩnh vực khác nhau. Để hướng tới mục tiêu chung là hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn trong đại dịch Covid-19.
Chính vì thế, ngay từ đầu năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản xây dựng đề cương dự kiến các giải pháp báo cáo Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo. Đồng thời yêu cầu các bộ, ngành liên quan như Tài chính, Lao động – Thương binh và Xã hội… có ý kiến, đề xuất. Hiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chờ tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành để có một báo cáo chung.
Câu hỏi đặt ra lúc này là, khi nào sẽ có những phản hồi từ các bộ, ngành, để chúng ta có chung một bộ giải pháp tổng thể hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?
Những biện pháp hỗ trợ có tác dụng như thế nào đến tình hình hiện nay
Thực tế, sau các biện pháp hỗ trợ được áp dụng từ năm 2020, sang năm nay, nhiều chính sách vẫn đang tiếp tục được các bộ, ngành thực hiện. Chẳng hạn, Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp lãi suất, tiền tệ để hỗ trợ doanh nghiệp. Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ ban hành nghị định tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế đất năm 2021… Riêng với gói 62.000 tỷ đồng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang tổng kết để báo cáo Chính phủ.
Nghĩa là đơn lẻ, nhưng vẫn đang có những chính sách được áp dụng để hỗ trợ doanh nghiệp. Nhưng có lẽ, giờ là lúc, doanh nghiệp cần một bộ giải pháp tổng thể. Cần quyết liệt và nhanh hơn, mạnh hơn, để sớm vượt qua giai đoạn khó khăn vì Covid-19.
Cần tiếp tục triển khai thực hiện hiện quả hơn nữa các giải pháp, gói hỗ trợ đã được Chính phủ đề ra tương đối đồng bộ và toàn diện. Nhất là những giải pháp về hoãn, giãn, miễn, giảm thuế, phí đối với doanh nghiệp. Xem xét thực hiện các gói kích thích kinh tế mới phù hợp với điều kiện thực tế. Tăng cường các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị kinh doanh. Và năng lực chống chịu trước các biến động kinh tế của các doanh nghiệp. Thực hiện tốt các giải pháp về cải cách thủ tục hành chính. Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gắn liền với tăng cường tính minh bạch hóa thị trường…
Nguồn: Baodautu.vn