Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản nổi tiếng của Việt Nam. Theo nghiên cứu của WB – Ngân hàng thế giới đã chỉ ra rằng, thị trường nội địa tiêu thụ lượng cà phê vào khoảng xấp xỉ 10% trên sản lượng thu hoạch. Để dễ hình dung ta coi cứ thu nhập được 700,000 đến 800,000 tấn, thì nội địa có thể tiêu thụ đến 70,000 tấn/năm. Với thị trường tiềm năng như vậy nên rất nhiều doanh nghiệp muốn kinh doanh mặt hàng này. Hoặc dễ thấy nhất là rất nhiều quán cà phê được khai trương. Cà phê là một trong những ngành có sức hút lớn ở nước ta. Cuộc cạnh tranh ở thị trường cà phê Việt vô cùng hot chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Thị trường cà phê Việt luôn hấp dẫn
Thêm một cái tên ngoại của Thái Lan bước vào “chảo lửa” cà phê Việt Nam – cà phê Amazon. Đây chỉ là cái tên thương hiệu ngoại mới nhất bày tỏ tham vọng với thị trường chuỗi bán lẻ cà phê trị giá tỷ USD của nước ta. Mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người của Việt Nam mỗi năm thấp hơn 3 lần so với mức trung bình của thế giới. Vì vậy dễ hiểu tại sao thị trường cà phê Việt luôn hấp dẫn. Nhưng hấp dẫn không đồng nghĩa với “chắc thắng”.
Starbucks có thể được xem là ví dụ. Dù đã thành công trên khắp thế giới với hơn 30.000 cửa hàng. Thế nhưng hãng này chỉ chiếm chưa tới 3% thị phần cà phê tại Việt Nam. Số liệu tính toán cũng cho thấy, trung bình trong gần 1,7 triệu người Việt mới có một cửa hàng Starbucks. Trong khi ở các thị trường khác của hãng này có vẻ khả quan hơn nhiều.
Cạnh tranh ngay trên những “vỉa hè”
Người Việt có thể mua ly cà phê với giá chưa tới 1 USD/ly, rẻ hơn nhiều so với cà phê của các chuỗi nước ngoài. Chưa kể một điểm đặc biệt trong văn hóa cà phê của người Việt là cà phê vỉa hè. Ở khắp Việt Nam khó có thể đếm hết được những điểm cà phê thế này. Một góc vỉa hè, ngã tư hay góc chung cư… cũng có thể trở thành nơi kinh doanh cà phê lý tưởng. Vì vậy, trên vỉa hè cuộc cạnh tranh ở phân khúc bình dân cũng “nóng” không kém.
Mỗi ngày bán được khoảng 70 ly cà phê. Do vậy, anh Hải (quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) cho rằng để có thể thực sự tồn tại được trên thương trường là không đơn giản. “Bởi vì cái miếng bánh đã chia nhỏ cho nhiều người rồi nên những điểm cà phê mới mọc đi cùng là các chi phí như chi phí mặt bằng, chi phí máy móc, nguyên liệu… rất khó để cạnh tranh”, anh Hải cho hay.
5 chuỗi cà phê lớn nhất đang chiếm 15% tổng thị phần chuỗi cà phê Việt. Còn lại 85% vẫn là mảnh đất hấp dẫn. Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh từ trong nhà ra ngoài ngõ, từ phân khúc cao cấp cho đến bình dân đều được ví như những cuộc tỉ thí đầy “bất ngờ”. Thị trường cà phê Việt Nam vì thế chưa bao giờ hết nóng
Cà phê Việt ngày càng được đầu tư hơn
Việt Nam vốn là nước sản xuất cà phê chỉ đứng sau Brazil. Và là nước đứng đầu về sản xuất cà phê vối. Theo số liệu từ Vicofa, tốc độ tăng trưởng bình quân diện tích đất trồng cà phê đạt khoảng 15% trong những năm 90. Tới cuối thế kỷ 20 cả nước đã có khoảng nửa triệu hecta cà phê. Thời tiết không thuận lợi ở Brazil làm giá cà phê thế giới tăng đột xuất vào các năm 1994 và 1997. Đó là yếu tố thúc đẩy tốc độ tăng trưởng cà phê ở Việt Nam những năm 1995-1998; với diện tích trồng mới 80.000-100.000 hecta cà phê mỗi năm.
Việc áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt cũng giúp nông dân nâng năng suất cà phê lên cao. Nếu năm 1985, năng suất cà phê Việt Nam mới ở mức 1 tấn/ha; thì 20 năm sau năng suất đó đã đạt bình quân 1,7 tấn/ha. Trong đó, có một số năm đạt bình quân 2-2,5 tấn/ha. Bình quân trong 20 năm mỗi hecta cà phê đã cho sản lượng hàng năm là 1,68 tấn. Giới kinh doanh cà phê đánh giá đó là một năng suất cao trên thế giới. Cũng như nhiều ngành sản xuất khác, các doanh nghiệp kinh doanh chế biến cà phê “chuộng” đầu tư để xuất khẩu hơn là tiêu thụ thị trường nội địa.
Cuộc cạnh tranh trên thị trường cà phê Việt chưa bao giờ hết nóng. Dự kiến trong tương lai còn cạnh tranh khốc liệt hơn nữa. Đừng quên theo dõi chuyên mục Thị trường – Thông tin thị trường của chungkhoantructuyen để cập nhật những tin tức mới nhất.
Nguồn: cafef.vn