Quy hoạch điện năng lượng mặt trời bị “vỡ”

Quy hoạch điện mặt trời bị “vỡ” ai là người sẽ chịu trách nhiệm?

Kinh tế – Đầu tư Thị trường

Quy hoạch điện mặt trời được thực hiện một cách ồ ạt, khiến dự án này như bị “vỡ trận”. Vấn đề này đang gây lên nhiều bức xúc trong cộng đồng gần đây. Trước đây các nhà đầu tư lao vào làm dự án này bằng mọi giá. Tuy nhiên nguồn điện mặt trời đang trong tình trạng dư thừa. Ngoài ra còn gây ảnh hưởng đến sinh thái vùng. Vì thế câu hỏi được đặt ra là ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho dự án này? Có rất nhiều câu hỏi đã được gửi đến buổi báo cáo về vận hành điện quốc gia của EVN. Và vấn đề này nên được giải quyết như thế nào?

Vì sao quy hoạch điện mặt trời bị “vỡ”?

Theo đó, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng năng lượng tái tạo là xu hướng tất yếu nhưng việc phát triển quá nóng, không đồng bộ… đã để lại nhiều băn khoăn.

Ý kiến của ông Nguyễn Đình Chung

Theo ông Nguyễn Đình Cung cũng cần làm rõ việc vì sao một số nhà đầu tư chưa bán được điện, chưa thu được tiền nhưng vẫn cứ ồ ạt làm dự án. “Động lực nào khiến họ cứ đầu tư có thể nói bằng mọi giá như vậy? Nhiều người chưa có đường truyền tải điện nhưng vẫn cứ làm. Liệu có cách nào đó tìm kiếm lợi nhuận từ cách khác chứ không phải là bán điện hay không?”, ông Cung đặt vấn đề.

Từ đó ông Cung nhấn mạnh cần đặt ra vấn đề trách nhiệm trong việc để “vỡ” quy hoạch năng lượng tái tạo. “Quy hoạch điều chỉnh trước hay là chúng ta điều chỉnh quy hoạch theo dự án?”, ông Cung đặt câu hỏi.

Ý kiến GS Trần Đình Long (Phó Chủ tịch Hội điện lực Việt Nam)

Theo GS Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội điện lực Việt Nam, những khó khăn trong vận hành lưới điện thời gian vừa qua phần lớn do vấn đề “quản lý nhà nước”. Nhiều năm trước chúng ta kêu gọi đầu tư cho năng lượng tái tạo nhưng không thể phát triển được. Chỉ từ khi có cơ chế khuyến khích phát triển dự án điện mặt trời với giá mua điện 9,35 cent/kWh. Thì các nhà đầu tư mới đổ xô vào một cách mạnh mẽ.

Cần xem xét hạn chế việc phát triển năng lượng tái tạo với tốc độ và quy mô quá lớn

Bên cạnh đó việc duyệt dự án nhưng không tham khảo ý kiến của bên vận hành cũng là nguyên nhân thúc đẩy dự án năng lượng tái tạo phát triển quá nóng. “Trong rất nhiều báo cáo, tôi thấy có dùng thuật ngữ “bùng nổ năng lượng tái tạo”. Nếu quy hoạch tốt thì không thể có hiện tượng bùng nổ. Bùng nổ chỉ là kết quả của quá trình thiếu kiểm soát. Hoặc là mất điều tiết thì mới sinh ra bùng nổ”. Ông Long nêu vấn đề và đặt câu hỏi: “Khi cấp phép một dự án điện mặt trời, người thẩm định có tham vấn hệ thống vận hành hay không?”

Các giải pháp giải quyết ngắn hạn

Ông Nguyễn Đức Ninh, Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) cho biết năm 2020, sản lượng điện tái tạo lên tới 21 tỷ kWh. Và có thể lên tới 32 tỷ kWh trong năm nay. Trong khi đó, các nguồn điện truyền thống như than, khí thấp hơn so với kế hoạch là 8 tỷ kWh, giảm hơn so với kế hoạch là 7 – 8%.

Nên hạn chế  phát triển nguồn năng lượng tái tạo

Việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo đã gây ảnh hưởng vận hành hệ thống điện. Bởi tình trạng này có thể gây thừa nguồn dẫn đến quá tải đường dây. Sự chênh lệch giữa cao điểm và thấp điểm gây thiếu dự phòng công suất. Do đó việc cắt giảm các nhà máy năng lượng tái tạo là tình huống bắt buộc trong bối cảnh thừa nguồn và lưới điện quá tải cục bộ nhằm đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống điện.

Theo ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng giám đốc EVN, việc tiết giảm được tính toán kỹ lưỡng. Thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng cho tất cả các nhà máy mà không phân biệt chủ đầu tư. Đồng thời, EVN cũng đã kiến nghị Bộ Công Thương xây dựng tỷ lệ phần trăm điện mặt trời được huy động trong hệ thống để đảm bảo vận hành được an toàn.“Nguyên tắc nguồn năng lượng tái tạo là ưu tiên hàng đầu. Quy trình cắt giảm do A0 xây dựng không có chuyện ưu tiên cho các nhà máy do EVN đầu tư, quản lý”, ông Hải nói.

Cơ cấu điện Việt Nam 2019

Hạn chế nhà đầu tư phát triển năng lượng mặt trời

Ông Nguyễn Đức Cường, Thành viên Hội đồng thành viên EVN, cho rằng các quy hoạch năng lượng tái tạo vẫn có một khoảng cách từ quy định đến thực tế. Dù EVN đã có cảnh báo vấn đề thừa điện. Nhưng nhà đầu tư vẫn xông vào do việc đầu tư vẫn mang lại hiệu quả nếu xét về dài hạn. Theo ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng giám đốc EVN, với trách nhiệm của mình, thời gian qua EVN đã tích cực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án lưới điện truyền tải. Giúp giải tỏa các nguồn điện từ năng lượng tái tạo. Và nỗ lực vận hành an toàn, hiệu quả và kinh tế hệ thống điện và thị trường điện.

Theo ý kiến của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nêu ra thực trạng một số dự án điện năng lượng tái tạo được “làm nhanh nhưng bán cũng nhanh”. Theo bà Lan, việc này có thể tiềm ẩn những lo ngại về an ninh, quốc phòng khi những dự án điện năng lượng tái tạo thường nằm ở những vị trí nhạy cảm.

Tương tự, TS Trần Đình Thiên cũng bày tỏ lo ngại trước việc ồ ạt chuyển nhượng các dự án điện mặt trời thời gian qua. Theo các chuyên gia, đây không chỉ là câu chuyện kinh tế. Mà là vấn đề liên quan đến an ninh năng lượng quốc gia. Vì rất nhiều dự án nằm ở các vị trí, khu vực có vị trí nhạy cảm.

“Mua bán dự án có liên quan an ninh năng lượng quốc gia không? Rủi ro về an ninh quốc gia như thế nào, tính toán được không? Tôi cho rằng vấn đề đang rất nghiêm trọng và còn rất nghiêm trọng. Vì những vùng này có toạ độ chiến lược, sát biển, là nơi rất hẹp…”, ông Thiên nói.

Việt Nam cần sớm có giải pháp tích trữ với các nhà máy điện mặt trời. Để không lãng phí nguồn đầu tư và chuyển dịch sang năng lượng sạch. Tuy nhiên bài toán giảm phát điện mặt trời sẽ khó có lời giải. Khi quy hoạch còn chắp vá, hệ thống truyền tải yếu kém. Và hệ thống lưu trữ điện không được tích hợp. Để đảm bảo an toàn vận hành hệ thống điện EVN đã thực hiện giảm phát điện từ các nhà máy điện.

Nguồn: Vtc.vn