Nguồn gốc gỗ nhập khẩu là yếu tố cản đường xuất khẩu gỗ

Để đảm bảo xuất khẩu gỗ bền vững cần giảm thiểu rủi ro về nguồn gốc

Phân tích thị trường Thị trường

Khi dịch bệnh Covid-19 đang phức tạp thì nhiều ngành, nghề kinh tế gặp khó khăn không riêng gì xuất khẩu gỗ. Đây được xem là nguồn gỗ rủi ro cao khi chính phủ khó có thể xác thực được nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu có nguồn gốc như thế nào. Điều này có thể làm cản trở cho việc xuất khẩu gỗ khi mà không xác thực được nguồn gốc xuất sự của gỗ sử dụng làm nguyên liệu. Việc sử dụng các loại gỗ quý, gỗ tự nhiên vẫn còn ở Việt Nam nhưng số lượng không còn nhiều và sẽ gây tổn hại rất lớn về vấn đề môi trường, đây là cũng là lo ngại lớn của ngành gỗ.

Covid-19 quay trở lại gây khó khăn cho việc xuất khẩu gỗ

Trong bối cảnh khó khăn do đại dịch Covid-19, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ vẫn tăng trưởng ở mức 2 con số tính về kim ngạch xuất khẩu. Chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành lâm nghiệp đạt tương đương với 20% trong tổng kim ngạch của cả năm 2020. Nếu duy trì được đà tăng trưởng như hiện nay, mục tiêu 14,5 tỉ USD về kim ngạch xuất khẩu mà Chính phủ đặt ra cho ngành trong năm 2021 là hoàn toàn có thể kỳ vọng.

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam phân tích. Một trong những khó khăn hiện nay của ngành gỗ là việc kiểm soát rủi ro trong việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu là các loài gỗ tự nhiên. Bình quân mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 2 – 2,5 triệu rưỡi mét khối gỗ tròn và xẻ quy tròn là gỗ nhiệt đới. Lượng nhập từ nguồn này chiếm khoảng 40% đến 50%. Trong tổng lượng gỗ nhập vào Việt Nam từ tất cả các nguồn. Một trong những khó khăn hiện nay của ngành gỗ là việc kiểm soát rủi ro trong việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Nguyên nhân của rủi ro này sẽ được chungkhoantructuyen đề cập ở bên dưới.

Covid-19 gây nhiều khó khăn cho ngành gỗ

Gỗ nhập khẩu là nguồn gỗ rủi ro cao

Theo tiêu chí phân loại gỗ nhập khẩu của Nghị định 102 của Chính phủ quy định. Đối với hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp thì đây là nguồn gỗ rủi ro cao. Nguồn gỗ này được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu được sử dụng phục vụ tiêu dùng nội địa. Thói quen sử dụng gỗ tự nhiên, gỗ thịt, đặc biệt là các loài gỗ quý vẫn còn tồn tại tương đối phổ biến, tuy nhiên, thói quen này đang gây ra những tổn hại về mặt môi trường và cho cả ngành chế biến gỗ.

“Mục tiêu cuối cùng là phải tạo ra hành lang pháp lý để nhập khẩu gỗ về Việt Nam. Đặc biệt là gỗ rừng nhiệt đới phải là gỗ hợp pháp. Phải thực hiện phát triển ngành gỗ về lâu dài. Đây là văn hóa trong việc sử dụng sản phẩm gỗ của người dân. Tìm giải pháp để thay thế nguồn cung gỗ rừng nhiệt đới. Đây là giải pháp cần phải xem xét của các bên”, ông Đỗ Xuân Lập chỉ rõ.

Theo ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT. Việt Nam cam kết loại bỏ gỗ bất hợp pháp ra khỏi chuỗi cung. Cam kết này thể hiện thông qua Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản VPA-FLEGT được ký kết giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu năm 2019.

Cần phải xác thực được nguồn gốc của gỗ xuất khẩu

Khó xác thực nguồn gốc gỗ nhập khẩu khẩu

Tại Hội thảo Kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhiệt đới nhập khẩu diễn ra ngày 20/4. Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), đặt ra rất nhiều hoài nghi về tương lai của ngành gỗ xuất khẩu.

“Đâu là yếu tố có thể làm ảnh hưởng tới việc đạt được mục tiêu này trong 2021? Mở rộng về kim ngạch xuất khẩu của ngành có bền vững trong tương lai hay không? Câu trả lời là không nếu chúng ta không giải quyết được một số tồn tại căn bản của ngành. Một trong các tồn tại đó là việc kiểm soát rủi ro trong việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu là các loài gỗ tự nhiên”, ông Lập nói.

Thống kê cho thấy bình quân mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 2-2,5 triệu m3. Đây đều là gỗ quy tròn, gỗ nhiệt đới. Một con số rất lớn, tương đương 40-50% trong tổng lượng gỗ tròn và xẻ nhập khẩu. Theo tiêu chí phân loại gỗ nhập khẩu của Nghị định 102, đây là nguồn gỗ rủi ro cao. Nguồn gỗ này được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu được sử dụng phục vụ tiêu dùng nội địa.

Đảm bảo nguồn gỗ là hợp pháp

Triển khai các cam kết trong Hiệp định. Chính phủ đã ban hành Nghị định 102 quy định Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp. Trong đó kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu là một trong những nội dung trọng tâm. Gỗ rủi ro nhập khẩu được kiểm soát thông qua “bộ lọc” về loài rủi ro và vùng địa lý rủi ro. Theo đó các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ cần đưa ra các bằng chứng. Điều này nhằm chứng minh cho tính hợp pháp của gỗ.

Cần tìm giải pháp để nắm rõ được nguồn gốc của gỗ

Cũng theo ông Nghĩa, đảm bảo tính hợp pháp của gỗ rủi ro nhập khẩu là vấn đề quan trọng. Đây là vấn đề của ngành lâm nghiệp nói chung, ngành chế biến xuất khẩu gỗ nói riêng. Điều này liên quan trực tiếp tới việc thực hiện hiệu quả Nghị định 102 của Chính phủ. Kiểm soát gỗ rủi ro nhập khẩu để không làm ảnh hưởng đến gỗ nhập khẩu

“Ngành gỗ không mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện nhập khẩu từ những quốc gia có những quy định phức tạp. Làm ảnh hưởng đến nguồn cung cũng như có rủi ro cao. Mặc dù đã cố gắng quản lý tốt. Nhưng khi vẫn còn những thông tin và băn khoăn từ các thị trường lớn cho rằng Việt Nam có sử dụng hay có nhập khẩu gỗ từ những nguồn rủi ro cao. Đây sẽ là điều bất lợi và sẽ có ảnh hưởng đến uy tín của ngành gỗ”

Nguồn: kinhtenongthon.vn