Theo ước tính, tổng lượng vàng dự trữ tại các NHTW trên thế giới đang đạt mức hơn 33.000 tấn ( khoảng 1/5 số vàng được khai mỏ từ trước đến nay). Vài năm gần đây, do tác động của các cuộc khủng hoảng nói chung và đại dịch Covid-19 nói riêng đã khiến 79% quan chức được hỏi đã đồng ý với việc phải tăng lượng dự trữ vàng ở các NHTW. Chỉ tính riêng trong 2 quý đầu năm, các NHTW đã mua ròng thêm 220 tấn vàng. Bài viết dưới đây, chungkhoantructuyen sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về top 10 nước có lượng vàng dự trữ lớn nhất thế giới.
Mỹ: 8.133,5 tấn
Dự trữ vàng chính thức: 8.133,5 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 78,9%
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), tức ngân hàng trung ương nước này, là đơn vị nắm giữ dự trữ vàng quốc gia lớn nhất thế giới, đạt 8.133,5 tấn. Phần lớn dự trữ vàng của Mỹ được cất trong những hầm vàng nằm sâu trong lòng đất ở Denver, Fort Knox và West Point.
Mỹ hiện nắm hơn 8.100 tấn vàng, gần bằng 3 quốc gia xếp sau là Đức, Italy và Pháp cộng lại, theo số liệu của Hiệp hội Vàng Thế giới. Họ cũng là nước có tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối cao nhất thế giới. Khoảng nửa số này hiện được cất giữ tại kho vàng Fort Knox. Như vậy Mỹ chính là nước có lượng vàng dự trữ lớn nhất thế giới.
Đức: 3.363,6 tấn
Dự trữ vàng chính thức: 3.363,6 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 75,2%
Giống như nhiều ngân hàng trung ương khác trong danh sách này, Bundesbank cất một nửa dự trữ vàng quốc gia ở nước ngoài, như ở New York, London và Pháp.
Giai đoạn 2012 – 2017, Đức đã cho hồi hương lượng vàng dự trữ khổng lồ, khoảng gần 700 tấn, từ Paris và New York về Frankfurt.
Italy: 2.451,8 tấn
Dự trữ vàng chính thức: 2.451,8 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 70,8%
Số vàng này hiện cất giữ trong các hầm tại Rome, Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng trung ương Anh. Dù gặp khó khăn tài chính, chính phủ Italy chưa có ý định bán vàng dự trữ.
Pháp: 2.436 tấn
Dự trữ vàng chính thức: 2.436 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 65%
Phần lớn số vàng này được Pháp mua trong thập niên 50 và 60. Chúng được giữ trong các hầm vàng của Ngân hàng trung ương Pháp. Vài năm qua, cơ quan này gần như không bán vàng.
Nga: 2.299,2 tấn
Dự trữ vàng chính thức: 2.299,2 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 22,6%
7 năm qua, Ngân hàng trung ương Nga mua vào lượng vàng rất lớn. Chỉ riêng năm 2017, họ mua hơn 200 tấn vàng để tránh phụ thuộc vào đôla Mỹ, do quan hệ Nga – phương Tây xấu đi sau vụ Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.
Trung Quốc: 1.948,3 tấn
Dự trữ vàng chính thức: 1.948,3 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 3,4%
Trung Quốc hiện là nước sản xuất vàng lớn nhất thế giới, đóng góp 12% tổng sản lượng khai thác toàn cầu. Họ cũng là quốc gia tiêu thụ lớn nhất, do nhu cầu từ tầng lớp trung lưu ngày càng tăng.
Thụy Sĩ: 1.040 tấn
Dự trữ vàng chính thức: 1.040 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 6,5%
Dù đứng thứ 7 về tổng dự trữ, Thụy Sĩ lại là nước có dự trữ vàng bình quân đầu người lớn nhất thế giới. Họ giao dịch vàng chủ yếu với Hong Kong và Trung Quốc.
Nhật Bản: 765,2 tấn
Dự trữ vàng chính thức: 765,2 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 3,1%
Ngân hàng trung ương Nhật Bản là một trong những cơ quan tích cực nới lỏng tiền tệ nhất vài năm gần đây. Năm 2016, cơ quan này đã hạ lãi suất xuống dưới 0%, kéo nhu cầu vàng lên cao.
Ấn Độ: 654,9 tấn
Dự trữ vàng chính thức: 654,9 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 7,5%
Ấn Độ là nước tiêu thụ vàng lớn nhì thế giới. Phần lớn số vàng họ cần đều phải nhập khẩu. Các lễ hội và mùa cưới nước này luôn là thời điểm kinh doanh béo bở của các công ty vàng.
Hà Lan: 612,5 tấn
Dự trữ vàng chính thức: 612,5 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 70,9%
Năm 2014, Hà Lan cho hồi hương 20% vàng dự trữ từ các hầm của Cục Dự trữ liên bang Mỹ tại New York. Năm ngoái, Ngân hàng trung ương Hà Lan gọi vàng là “mỏ neo của niềm tin” và “công cụ tiết kiệm hoàn hảo” cho hệ thống tài chính phòng trường hợp kinh tế đi xuống.
Theo báo cáo của Hiệp hội Vàng Thế giới (WGC), tính đến tháng 7/2020, các nước dự trữ khoảng 34.900 tấn vàng. Số vàng này được dùng để ổn định nội tệ trước nguy cơ lạm phát phi mã, đặc biệt trong các cuộc khủng hoảng lớn như hiện tại. Dù vậy, có rất ít quốc gia có khối lượng vàng dự trữ lớn. Trên thực tế, khoảng 80% lượng vàng dự trữ trên thế giới hiện do ngân hàng trung ương và bộ tài chính 25 quốc gia nắm giữ.
Nguồn: tapchitaichinh.vn