Đại dịch Covid-19 xảy đến khiến hầu hết các ngành trên thế giới bị ảnh hường. Thị trường bảo hiểm toàn cầu cũng chịu thiệt hại không kém. Theo Deloitte, chuỗi tăng trưởng trong suốt 10 năm qua của lĩnh vực bảo hiểm (CAGR ~3,3%) bị đứt gãy.Trong bối cảnh nhiều lĩnh vực đang phải chống đỡ trước rất nhiều tác động tiêu cực từ đại dịch. Thế nhưng đáng ngạc nhiên là ngành bảo hiểm tại Việt Nam lại có đà tăng trưởng hơn so vói các ngành khác. Theo đó tổng tài sản của thị trường bảo hiểm quý I năm 2021, đã tăng thêm hơn 44,1 nghìn tỷ đồng. Cùng ChungKhoanTT tìm hiểu xem thị trường bảo hiểm Việt Nam đầu năm 2021 tăng mạnh ra sao bạn nhé!
Số liệu thể hiện tài sản thị trường bảo hiểm
Thị trường bảo hiểm đầu năm 2021 tăng mạnh
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 3/2021, tổng tài sản của thị trường bảo hiểm ước đạt 600.818 tỷ đồng. Có nghĩa là tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Cụ thể, tổng tài sản các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 100.215 tỷ đồng. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 500.603 tỷ đồng. Tổng số phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới bảo hiểm đến hết quý 1 ước đạt 2.332 tỷ đồng. Như vậy là tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, phí bảo hiểm thu xếp gốc ước đạt 1.874 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trái lại, phí tái bảo hiểm thu xếp ước đạt 458 tỷ đồng, lại giảm 13,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Như vậy, thị trường bảo hiểm tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Chỉ sau 3 tháng đầu năm 2021, tổng giá trị tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm đã tăng thêm hơn 44,1 nghìn tỷ đồng.
Dự báo thị trường bảo hiểm năm 2021
Ông Phùng Đắc Lộc, nguyên Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) đưa ra dự báo năm 2021. Mảng bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt doanh thu 70.000 tỷ đồng tăng 15%. Còn mảng bảo hiểm nhân thọ ước đạt 160.000 tỷ đồng, tăng 22%.
“Năm 2021, các yếu tố được xem là thuận lợi cho thị trường bảo hiểm là tình hình phòng chống COVID-19 có nhiều tích cực khả quan. Hy vọng đến cuối năm 2021 sẽ sản xuất và tiêm chủng đủ vắc-xin trên toàn thế giới. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào kinh doanh bảo hiểm từ sản phẩm, kênh phân phối, bán bảo hiểm, thu phí, chăm sóc khách hàng, giải quyết quyền lợi bảo hiểm đào tạo, hội họp đến marketing, xây dựng thương hiệu, quản lý cũng tạo đà tăng trưởng.
Ngoài ra, dòng vốn đầu tư nước ngoài dịch chuyển vào Việt Nam tăng cũng làm gia tăng nhu cầu bảo hiểm. Việc bán bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng sẽ được đẩy mạnh hơn. Với sự có mặt của các ngân hàng thương mại lớn như: Vietcombank-FWD, Vietinbank-Manulife…”, ông Lộc phân tích.
Thị trường bảo hiểm bao gồm những doanh nghiệp nào?
Được biết, thị trường bảo hiểm hiện có 70 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Bao gồm 31 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Có 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 19 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Bên cạnh đó còn 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
Bộ Tài chính cho hay, đơn vị này đang tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan. Và hoàn thiện dự thảo Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Nguyên nhân sửa đổi là do một số quy định của Luật hiện hành không còn thống nhất. Và đồng bộ với quy định mới được sửa đổi, bổ sung tại Bộ Luật Dân sự. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia bảo hiểm. Vì vậy cần phải có Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi.
Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2021
Đại diện Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm chia sẻ với báo chí. Ông đưa ra các giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2021 như:
- Thứ nhất: hoàn thiện, trình Quốc hội Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành, đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Tăng cường kết nối với các cơ quan quản lý, hội nhập, hợp tác quốc tế.
- Thứ hai: nâng cao tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Thứ ba: phát triển và chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối bảo hiểm theo kịp với sự phát triển của cách mạng công nghệ 4.0. Thiết lập hệ thống công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật. Xây dựng cơ sở dữ liệu cho thị trường bảo hiểm.
- Thứ tư: tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử phạt hành chính. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Thứ năm: tăng cường vai trò của các hội nghề nghiệp thông qua việc là đầu mối của toàn thị trường. Cầu nối với các cơ quan có liên quan để thực thi chính sách hiệu quả. Tăng cường kết nối liên thông giữa bảo hiểm y tế xã hội với bảo hiểm y tế thương mại. Đẩy mạnh tuyên truyền về bảo hiểm.
Nguồn: Vneconomy.vn