Chứng khoán thời điểm mở cửa kinh tế

Chứng khoán thời điểm mở cửa kinh tế, cơ hội nhà đầu tư gom cổ phiếu

Chứng Khoán Thông tin chứng khoán

Các chỉ số và dữ liệu kinh tế gần đây cho thấy sự khôi phục trên toàn cầu ở hầu hết các thị trường. Nhìn chung, ngoại trừ một số nước bùng dịch thì tình hình thế giới đã ổn định hơn. Các hoạt động kinh doanh, sản xuất bắt đầu hoạt động trở lại và có xu hướng khả quan. Đây là lúc các nước lớn bắt đầu mở cửa lại nền kinh tế nên những giao dịch chứng khoán cũng sôi động trở lại. Với nhiều nhà đầu tư, đây là tín hiệu tích cực đề mua vào cổ phiếu. Thị trường hiện tại đã khá sôi động và cổ phiếu cũng hưởng lợi một phần không nhỏ từ đó. Tâm lý gom cổ phiếu lúc này được hình thành.

Cổ phiếu liên quan nền kinh tế tăng mạnh

Phố Wall khởi sắc trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (3/5) nhờ nhóm cổ phiếu chu kỳ và hưởng lợi từ tái mở cửa nền kinh tế. Cổ phiếu các nhóm ngành nhạy cảm với nền kinh tế như lương thực tiêu dùng, năng lượng và vật liệu. Dẫn đầu thị trường trong phiên khởi đầu tháng 5 đêm qua. Vượt trội so với các cổ phiếu lĩnh vực tăng trưởng như nhà ở, công nghệ và truyền thông. Chính vì sự tăng vọt khả quan này mà các nhà đầu tư càng có xu hướng mua vào nhiều hơn, làm giá cổ phiếu càng tăng mạnh.

Cổ phiếu tăng mạnh nhất trên S&P 500 là hãng dịch vụ dầu mỏ Baker Hughes, tăng 8%. Các nhà bán lẻ quần áo cũng có phiên giao dịch tốt đẹp. Với cổ phiếu Gap Inc. tăng 7,1% và Foot Locker tăng 4,1%. Động thái trên của thị trường diễn ra sau khi Thống đốc bang New York Andrew Cuomo. Tuyên bố việc gỡ bỏ tất cả các lệnh hạn chế liên quan đến Covid-19 khắp New York, New Jersey và Connecticut. Nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế của bang từ ngày 19/5. Thành phố New York cũng sẽ mở lại dịch vụ tàu điện ngầm 24h như trước khi dịch xảy ra kể từ ngày 17/5 tới.

Phố Wall khởi sắc

Mặt khác, theo dữ liệu IBES từ Refinitiv. Với hơn một nửa số doanh nghiệp thuộc S&P 500 đã báo cáo kết quả kinh doanh quý I cho đến nay. Lợi nhuận của S&P 500 hiện đã tăng 46%. Cao hơn nhiều so với dự báo tăng trưởng 24% vào đầu tháng 4.

Tuần quan trọng của chứng khoán thế giới

Trong tuần này, nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng sẽ được công bố như chỉ số đơn đặt hàng của nhà máy, việc làm phi nông nghiệp của ADP. Chỉ số PMI phi sản xuất của ISM, cũng như các báo cáo về thị trường lao động. Đây đánh dấu sẽ là một tuần đáng mong đợi để các nhà đầu tư có căn cứ xuống tiền. Kết thúc phiên 3/5, chỉ số Dow Jones tăng 238,38 điểm (+0,70%), lên 34.113,23 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 11,49 điểm (+0,27%), lên 4.192,66 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 57,56 điểm (-0,48%), xuống 13.85,12 điểm.

Chứng khoán châu Âu tăng điểm trong phiên đầu tuần sau khi Ủy ban châu Âu (EC) vạch ra kế hoạch nới lỏng các hạn chế Covid-19 đối với du lịch. Đồng thời dữ liệu bán hàng của nhà máy và cửa hàng bán lẻ mạnh mẽ. Bên cạnh mùa báo cáo thu nhập doanh nghiệp lạc quan tiếp tục thúc đẩy thị trường. Kết thúc phiên 3/5, chỉ số DAX tại Đức tăng 100,56 điểm (+0,66%), lên 15.236,47 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 38,42 điểm (+0,61%), lên 6.307,90 điểm.

Tại châu Á, chứng khoán Nhật Bản và Trung Quốc đóng cửa nghỉ lễ gần như cả tuần này. Trong khi chứng khoán Hồng Kông và Hàn Quốc đều giảm điểm trong phiên hôm qua khi chứng kiến phiên bán tháo tại phố Wall vào cuối tuần qua. Đồng thời giới đầu tư cũng lo lắng về lạm phát. Kết thúc phiên 3/5, chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 367,34 điểm (-1,28%), xuống 28.357,54 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 20,66điểm (-0,66%), xuống 3.127,20 điểm.

Giá vàng và giá dầu liên tục tăng

Giá vàng tăng vọt

Giá vàng phiên đầu tuần tăng vọt trong bối cảnh đồng USD suy yếu. Thị trường lo ngại cho rằng lạm phát ở nhiều quốc gia trong đó có Mỹ sẽ gia tăng nhanh khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng. Trong khi chính quyền Tổng thống Joe Biden tiếp tục thúc đẩy chi tiêu. Kết thúc phiên 3/5, giá vàng giao ngay tăng 23,80 USD (+1,35%). Lên 1.792,90 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 tăng 24,10 USD (+1,36%), lên 1.791,80 USD/ounce.

Giá dầu tăng trong phiên đầu tuần khi các số liệu kinh tế Trung Quốc và tỷ lệ tiêm chủng của Mỹ cho thấy. Nhu cầu phục hồi mạnh mẽ ở hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo BofA Global Research, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đạt kỷ lục trong tháng 2 và tháng 3 vừa qua do doanh số bán ô tô tăng mạnh. Sự phục hồi của du lịch địa phương và bối cảnh công nghiệp mạnh mẽ.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn cảnh giác trước tỷ lệ lây nhiễm kỷ lục ở Ấn Độ. Nước nhập khẩu nhiên liệu lớn thứ ba trên toàn thế giới. Cùng với việc nguồn cung dầu OPEC+ cao hơn. Kết thúc phiên 3/5, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ WTI tăng 0,91 USD (+1,4%), lên 54,49 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,80 USD (+1,2%), lên 67,56 USD/thùng.

Nguồn : tinnhanhchungkhoan.vn