số hóa phát triển du lịch

Chuyển đổi số giao thông vận tải tạo nhiều cơ hội phát triển

Số hóa Ý tưởng

Các công ty vận tải di chuyển mọi người trên khắp thế giới. Chúng bao gồm các công ty cung cấp dịch vụ vận tải. Chẳng hạn như hãng hàng không, công ty xe buýt, taxi, di chuyển đô thị và đường sắt tiêu dùng. Ngành giao thông vận tải có thể phát triển để đáp ứng những thách thức này. Thực hiện một số cải tiến. Thực hiện chiến lược số hóa mang tính cách mạng hơn. Để đạt được sự cải tiến và nhiều cơ hội thay đổi mới. Chúng ta buộc phải tiến hành chuyển đổi số giao thông vận tải.

Giống như hầu hết các ngành khác, vận tải hiện đang đối mặt với sự thay đổi to lớn; và giống như tất cả sự thay đổi, điều này mang lại cả rủi ro và cơ hội.Ngành giao thông vận tải được đánh giá sẽ có sự đột phá trong phương thức quản lý căn bản. Khi áp dụng công nghệ số và Chuyển đổi số. Từ đó làm bước đà thực hiện được các mục tiêu đề ra. Trong chiến lược hiện đại hóa của quốc gia đưa ra.

Bộ giao thông vận tải hưởng ứng chương trình chuyển đổi số quốc gia

Chương trình chuyển đổi số Bộ Giao thông vận tải (GTVT) sẽ góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ.  Và đột phá cho việc thực hiện mục tiêu chiến lược của ngành. Việc ứng dụng công nghệ số sẽ thay đổi căn bản phương thức quản lý của Bộ. Thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa phê duyệt Chương trình chuyển đổi số Bộ này đến năm 2025. Định hướng đến 2030. Chương trình xác định tầm nhìn đến năm 2030. GTVT là ngành tiên phong về đổi mới sáng tạo. Chuyển đổi số toàn diện để thực hiện các mục tiêu chiến lược của ngành.

Ngành GTVT có nhiều cơ hội phát triển nhờ chuyển đổi số

Nhấn mạnh sự cần thiết xây dựng Chương trình chuyển đổi số Bộ GTVT. Đại diện lãnh đạo Trung tâm CNTT-Bộ GTVT nhận định. Chuyển đổi số sẽ mang lại cơ hội phát triển đột phá cho đất nước nói chung và ngành GTVT nói riêng. Giúp hiện thực hóa các chương trình hiện đại hóa ngành để đạt được những mục tiêu chiến lược theo kế hoạch.

phát triển kinh tế số

Ứng dụng công nghệ số và sử dụng dữ liệu số một cách sâu rộng trong toàn bộ hoạt động quản lý. Để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại, tiên tiến, bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn giao thông phục vụ nhân dân. Vì thế, cần ban hành Chương trình chuyển đổi số Bộ GTVT theo định hướng của Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Trước mắt với phạm vi là các cơ quan quản lý nhà nước của Bộ GTVT.

Môi trường làm việc trực tuyến được hoàn thiện

Tại chương trình mới phê duyệt, Bộ GTVT đã đưa ra các mục tiêu cơ bản ngành cần đạt được trong giai đoạn đến năm 2025 và đến năm 2030. Đối với phát triển Chính phủ số, kinh tế số. Cụ thể, về phát triển Chính phủ số, đến năm 2025. Sẽ hình thành được cơ sở hạ tầng dữ liệu của ngành GTVT trong đó có cơ sở dữ liệu nền tảng dùng chung được kết nối. Tích hợp dữ liệu từ các hệ thống nghiệp vụ chuyên dùng nhằm cung cấp thông tin phục vụ quản lý. Điều hành giao thông vận tải tới được người ra quyết định đầy đủ, kịp thời và chính xác.

Cùng với đó, 100% chế độ báo cáo trong ngành GTVT được chuẩn hóa và quản lý bằng hệ thống ứng dụng CNTT của Bộ GTVT có kết nối liên thông.  Với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia. Tất cả các dịch vụ công phổ biến liên quan tới nhiều người dân và doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến mức 3, 4. Và được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Tối thiểu 50% số lượng bộ hồ sơ thực hiện tại Bộ GTVT được nộp trực tuyến mức độ 3, 4

chuyển đổi số giao thông vận tải

Cũng đến năm 2025, hoàn chỉnh môi trường làm việc trực tuyến của Bộ GTVT. Để bảo đảm 90% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước). It nhất 50% cuộc họp được thực hiện trực tuyến, rút ngắn 30 – 50% thời gian họp. Giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua Hệ thống thông tin phục vụ họp. Và xử lý công việc, văn phòng điện tử…

Bộ GTVT đặt mục tiêu về phát triển kinh tế số đến năm 2025

Về phát triển kinh tế số, Bộ GTVT đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% các tuyến đường bộ cao tốc có triển khai lắp đặt hệ thống quản lý. Điều hành giao thông thông minh (ITS); hình thành được các trung tâm tích hợp quản lý. Điều hành giao thông của đô thị thông minh tại các thành phố trực thuộc trung ương và địa phương có nhu cầu. Hệ thống thu phí điện tử không dừng (ETC) được triển khai đồng bộ tại tất cả trạm thu phí trên toàn quốc.

Tiến tới xóa bỏ các làn thu phí sử dụng tiền mặt. Chuyển đổi số thành công các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải. Để thay đổi phương thức cung cấp sản phẩm dịch vụ từ truyền thống sang phương thức số. Đồng thời, tạo ra các nền tảng số kết nối dịch vụ vận tải đa phương thức. Xây dựng chuỗi cung ứng logistics được làm chủ bởi doanh nghiệp của Việt Nam.

Luôn trong tâm thế sẵn sàng và không ngại đổi mới

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Chương trình chuyển đổi số Bộ GTVT đã xác định nhiều nhiệm vụ. Giải pháp cần thực hiện thời gian tới, trong đó có việc rà soát. Bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho chuyển đổi số. Thúc đẩy chính phủ số, kinh tế số, sẵn sàng thử nghiệm và áp dụng cái mới trong ngành GTVT.

áp dụng công nghệ số

Cũng để kiến tạo thể chế. Bộ GTVT sẽ nghiên cứu đổi mới, ban hành các quy trình nghiệp vụ được số hóa. Và vận hành dựa trên dữ liệu để nâng cao hiệu quả quản lý. Chỉ đạo điều hành của Bộ. Đồng thời, tăng phân bổ tỷ lệ chi ngân sách hàng năm tại Bộ GTVT cho ứng dụng công nghệ thông tin. Đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số. Bên cạnh các nhiệm vụ, giải pháp nền tảng cho chuyển đổi số. Hàng loạt nội dung công việc về phát triển chính phủ số, kinh tế số. Và chuyển đổi số trong các lĩnh vực chuyên ngành cũng đã được Bộ GTVT vạch ra trong Chương trình chuyển đổi số của Bộ đến năm 2025.

Trong đó, với phát triển chính phủ số, các giải pháp tập trung vào 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ người dân và doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả hoạt động trên môi trường số của các cơ quan, đơn vị Bộ GTVT; đổi mới phương thức quản lý, ra quyết định được dẫn hướng bởi dữ liệu số.
Về kinh tế số, 4 nhóm nhiệm vụ chính gồm: phát triển doanh nghiệp số trong lĩnh vực GTVT; xây dựng nền kinh tế số GTVT; xây dựng chuỗi cung ứng dịch vụ logistics; phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, sáng tạo với dữ liệu mở.

Nguồn: ictnews.vietnamnet.vn