Hiện nay, ngày càng nhiều công ty đầu tư hoặc có ý định đầu tư vào thị trường tiền ảo. Cụ thể có thể kể đến Bitcoin. Do nhu cầu lớn của khách hàng, do đà tăng giá mạnh của đồng tiền ảo này, hay do lập luận Bitcoin có thể tránh được rủi ro cụ thể là lạm phát. Mới đây, đồng tiền ảo Bitcoin đã có ít nhất 2 lần vượt ngưỡng giá 60.000USD đưa vốn hóa lên trên 1.000 tỉ USD. Cũng là lúc giá trị của tiền điện tử nói chung cán mốc 2.000 tỉ USD. Điều này đã kéo theo dòng tiền đầu tư và đầu cơ đang chảy mạnh vào thị trường tiền ảo. Hãy theo dõi bài viết sau của Chứng khoán trực tuyến để biết thêm chi tiết.
Tiền ảo Bitcoin bùng nổ giá
Thời điểm đồng Bitcoin vượt mức 60.000 USD mới đây đưa vốn hóa lên trên 1.000 tỉ USD. Cũng là lúc giá trị của tiền ảo nói chung cán mốc 2.000 tỉ USD. Kéo theo dòng tiền đầu tư và đầu cơ đang chảy mạnh vào thị trường này. Tương đối chính xác hơn, khi Bitcoin vượt mức giá 60.000 USD, giá trị vốn hóa của đồng tiền ảo (tiền kỹ thuật số, tiền mã hóa, tiền điện tử) này cũng vượt mức 1.100 tỉ USD, sánh ngang với nhiều doanh nghiệp có vốn hóa từ 1.000 tỉ USD trở lên trên toàn cầu như Microsoft, Amazon…
Giá Bitcoin trong vài ngày trở lại đây đã rời đỉnh. Nhưng giá trị vốn hóa của nó vẫn ở trên ngưỡng 1.000 tỉ USD. Cùng với Bitcoin hùng mạnh nhất, thị trường này hiện còn có đến hơn 9.000 đồng tiền ảo khác, và con số này chưa tiếp tục dừng lại. Như vậy, chỉ trong một khoảng thời gian vài tháng; tiền ảo đã tăng giá phi mã đưa giá trị vốn hóa lên mức bằng 20% so với vàng (có vốn hóa khoảng 10.000 tỉ USD).
Thanh khoản thị trường tiền ảo bùng nổ giá
Song đáng nói hơn nữa là giá trị giao dịch trên thị trường tiền điện tử giờ đã khác xưa rất nhiều. Thanh khoản bùng nổ mạnh mẽ lên mức hàng trăm tỉ USD trong vòng 24 giờ. Đơn cử, theo coinmarketcap.com, trong vòng 24 giờ tính đến đêm ngày 6.4 (giờ Việt Nam); thanh khoản trên thị trường tiền ảo lên đến hơn 214 tỉ USD. Con số này cho thấy dòng tiền đầu tư trên thế giới rõ ràng cũng có một sự chuyển dịch và đang chảy mạnh vào thị trường tiền điện tử.
Chưa hết, tại Mỹ, hiện có tới 9 tổ chức đăng ký thành lập quỹ Bitcoin ETF. Hiện đang chờ Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) phê duyệt. Nếu các quỹ này được chấp thuận cho hoạt động. Thì khả năng còn thu hút một lượng vốn lớn hơn nữa đổ vào đồng Bitcoin. Theo đó, các dự báo cho rằng, giá của đồng tiền ảo này được hỗ trợ thúc đẩy tăng thêm.
Thị trường tiền ảo và thị trường chứng khoán đang có một khoảng thời gian song hành lên đỉnh về giá cũng như thanh khoản thị trường. Và Bitcoin, đồng tiền mạnh nhất của thế giới tiền ảo; đã cho thấy khả năng tăng giá thêm nữa vẫn còn ở phía trước. Điểm đáng chú ý là, trong 9 tổ chức đang đăng ký thành lập quỹ Bitcoin ETF, cho thấy có một số cái tên là những tổ chức tài chính, ngân hàng lớn như Goldman Sachs, Morgan Stanley/NYDIG…
Số tiền giao dịch mỗi ngày của thị trường tiền ảo rất lớn
Hơn 2 năm trước, một trong những ngân hàng hàng đầu thế giới lần đầu tiên đã phát hành tiền ảo. Đó là ngân hàng JPMorgan Chase (Mỹ), với đồng JPM Coin. Còn trước đó nữa, đồng tiền ảo Ripple được rất nhiều “ông lớn” ngân hàng, tài chính, công nghệ tại Mỹ hậu thuẫn. Dù muốn hay không thì khi dung lượng thị trường tiền ảo giao dịch mỗi ngày đêm lên đến mức hơn 200 tỉ USD. Điều đó, ít nhiều cũng chia sẻ dòng tiền đầu tư và đầu cơ của các kênh đầu tư khác.
Theo dữ liệu thống kê của CB Insights, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ blockchain và tiền kỹ thuật số đã nhận được khoản đầu tư lên đến 2,6 tỉ USD trong quí I/2021. Vượt cả tổng số tiền đầu tư vào lĩnh vực này trong cả năm 2020 (2,3 tỉ USD). Thậm chí, trong khoảng thời gian dịch COVID-19 mới bùng phát được vài tháng trong năm 2020; thị trường tiền điện tử nói chung và đồng Bitcoin nói riêng còn được cho là kênh trú ẩn an toàn hơn các thị trường hàng hóa khác. Cụ thể như dầu thô, kim loại màu…
Lưu ý đối với thị trường Việt Nam
Hiện nay ở VN pháp luật không cho phép đồng tiền Bitcoin. Cũng như các đồng tiền ảo khác được giao dịch như một đồng tiền chính thống. Song những tác hại, nguy cơ của nó mang đến cũng như các các tiện ích công nghệ mới mà nó mang đến (nếu có) cũng cần được nghiên cứu; cân nhắc một cách thấu đáo, kỹ lưỡng. Chuẩn bị đi trước một bước cũng là để chủ động ngăn chặn phòng tránh (nếu có rủi ro). Hay cởi mở hơn nếu thấy các mặt tiện ích mà nó mang lại.
Nguồn: laodong.vn