Thị trường chứng khoán phái sinh: Lung lay rõ rệt

Thị trường chứng khoán phái sinh lập đỉnh mới

Chứng Khoán Chứng khoán phái sinh

Những thông tin tích cực từ nền kinh tế với sự dẫn dắt của hàng loạt cổ phiếu thị trường phái sinh với nhóm vốn hóa lớn đã đưa VN30-Index và VN30F1M vượt mốc 1,200 điểm, lập đỉnh mới.

Thị trường phái sinh lập đỉnh mới đã thúc đẩy các nhà đầu tư đổ tiền vào thị trường, qua đó thúc đẩy các hợp đồng tương lai tăng bùng nổ về điểm số. Bên cạnh đó, giúp cho khoảng cách chênh lệch với chỉ số cơ sở ở trạng thái dương. Mặc dù vậy, thanh khoản thị trường phái sinh chỉ tăng nhẹ. Các hợp đồng tương lai tăng từ +35,2 điểm đến +43,6 điểm.

Chính phủ Mỹ hỗ trợ nền kinh tế

Chính phủ Mỹ hỗ trợ nền kinh tế

Tuần qua, chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới. Cán mốc 4.000 điểm và giao dịch sôi động. Nhờ có nhiều thông tin hỗ trợ. Cụ thể, chỉ số niềm tin tiêu dùng nước này tăng lên mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát; chỉ số sản xuất của nền kinh tế Mỹ có mức tăng trưởng ấn tượng nhất kể từ năm 1983.

Đặc biệt, yếu tố hỗ trợ lớn nhất là gói đầu tư công trị giá 2.250 tỷ USD vừa được công bố bởi Tổng thống Mỹ Joe Biden. Với tiềm năng thay đổi hoàn toàn hệ thống chính sách tiền tệ trong nhiều năm tới. Nội dung của gói đầu tư công tập trung vào xây dựng cơ bản. Phát triển môi trường việc làm và giảm thiểu tác động tới môi trường của nền kinh tế.

Thông tin trên đã có tác động tích cực đến thị trường tài chính toàn cầu. Chỉ số USD Index (DXY) vừa vượt khỏi mốc MA200 đã bị chặn đứng. Kéo theo đó là các chỉ số chứng khoán, vàng, Bitcoin và các tài sản đầu cơ khác đồng loạt tăng. Chỉ có giá dầu đang suy yếu quanh khu vực cản tại 60 – 65 USD/thùng.

Quỹ ETF của Fubon huy động được 4.300 tỷ đồng

Quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF của Tập đoàn Fubon tại Đài Loan (Trung Quốc) đã huy động được gần 4.300 tỷ đồng thông qua chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng (IPO) vào cuối tháng 3/2021. Thấp hơn dự kiến trước đó là 8.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây có thể là động thái “giữ hàng”; chờ phân phối tiếp trên thị trường thứ cấp, nhằm tăng mức độ sôi động cho chứng chỉ quỹ.

Dòng tiền từ Fubon FTSE Vietnam ETF chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều này, đã tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư. Đồng thời, diễn biến giá các cổ phiếu thuộc rổ chỉ số FTSE Frontier Vietnam Index. Nhất là các mã MSN, VNM, VIC, VHM, VRE.

Lựa chọn thời điểm xuống tiền

Lựa chọn thời điểm xuống tiền

VN-Index, VN30-Index và VN30F1M đồng loạt bứt phá lên ngưỡng 1.200 điểm trong ngày Cá tháng Tư (1/4/2021). Tâm lý nghi ngờ trong những phút giao dịch đầu tiên là không thể tránh khỏi. Thế nhưng, trong bối cảnh các quỹ đầu tư lớn đã thực hiện chốt giá trị tài sản ròng (NAV). Chỉ số VN-Index có đợt “rũ bỏ” (wash out) mạnh tại 1.150 điểm. Thị trường đã tích lũy trong khoản thời gian khá dài…. Thì sự bứt phá (break-out) xuất hiện không quá bất ngờ. Pha bứt phá hoàn toàn thuyết phục với sự dẫn dắt của hàng loạt cổ phiếu nhóm vốn hóa lớn và mức thanh khoản ấn tượng.

Trên sàn phái sinh, lực cản lớn nhất của đà hưng phấn. Đây là tình trạng nghẽn lệnh tại hệ thống giao dịch HOSE. Chỉ số cơ sở VN30-Index thường xuyên “đứng hình”. Khiến nhà đầu tư không thể phán đoán chính xác diễn biến thị trường. Theo đó, mức chênh lệch giá (spread) của hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu kỳ hạn 1 tháng (VN30F1M). So với chỉ số cơ sở ở mức âm 4 điểm khi kết thúc tuần giao dịch. VN30-Index tăng gần 12 điểm so với phiên liền trước, đạt 1.238 điểm. Trong khi VN30F1M giảm 1,5 điểm, đóng cửa tại 1.234 điểm).

Tâm lý chốt lời của nhà đầu tư

Một bộ phận nhà đầu tư có tâm lý chốt lời cũng như quan ngại khả năng thị trường. Điều này sẽ điều chỉnh sau 6 phiên tăng điểm liên tiếp của VN30-Index. Tuy nhiên, sự rung lắc trong phiên cuối tuần của chỉ số cơ sở và phái sinh chưa thể coi là dấu hiệu suy yếu đáng kể của xu hướng tăng giá. Do đó, chiến lược giao dịch trong ngắn hạn vẫn nên duy trì vị thế mua. Đối với kế hoạch mua mới, nhà đầu tư nên canh thời điểm chỉ số lùi về khu vực 1.215 – 1.200 điểm. Nhằm hạn chế rủi ro, ngưỡng quản trị rủi ro dưới 1.200 điểm.

Chiến lược giao dịch trong trung hạn có thể đòi hỏi nhịp điều chỉnh sâu hơn. Qua đó mới đủ hấp dẫn để mở vị thế mới. Khu vực giá tiềm năng để mua là quanh ngưỡng 1.200 điểm. Thanh khoản thị trường phái sinh cải thiện ở mức khá; khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai tăng +9,6% lên gần 124.988 hợp đồng. Tuy nhiên, quy mô này vẫn duy trì ở mức thấp nếu so sánh với bình quân giai đoạn quý I/2021 (172,8 nghìn hợp đồng/phiên), chủ yếu do dòng tiền dịch chuyển sang thị trường cơ sở để tìm kiếm cơ hội đầu tư.

VN30-Index tăng mạnh nhất thị trường

VN30-Index tăng mạnh nhất thị trường, chỉ số tăng 2% lên 1.278,19 điểm. Rổ VN30 ghi nhận 20 mã tăng giá, trong đó các mã dẫn dắt thị trường từ phiên sáng vẫn duy trì động lực mạnh mẽ.

Quan sát theo nhóm ngành, đồng thuận tăng giá là trạng thái chính tại nhóm ngân hàng, chứng khoán, bất động sản và thép – tôn mạ. Trong đó các cổ phiếu cho mức sinh lời ấn tượng có thể kể đến như: MSB (+5,7%), VIB (+4,5%), LPB (+3,9%), SSI (+3,5%), NLG (+3,9%)….

Khối lượng giao dịch qua kênh khớp lệnh tăng mạnh 30,7% lên 857,6 triệu đơn vị, đây là mức cao nhất về thanh khoản ghi nhận từ phiên 19/01/2021 và cũng cao vượt trội so với mức bình quân 50 ngày gần nhất (613,9 triệu đơn vị). Tổng giá trị giao dịch trên HOSE đạt ngưỡng 21,5 nghìn tỷ đồng trong phiên đầu tuần. Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên HOSE với quy mô hơn -200 tỷ đồng.

Giao dịch tuần qua

Giao dịch tuần qua

Một tuần giao dịch không khó về mặt tín hiệu, nhưng đối với thị trường phái sinh luôn có người thắng, người thua. Mặt khó đến từ yếu tố tâm lý và người chiến thắng là người có niềm tin thị trường sẽ vượt qua mốc 1.200 điểm. Vị thế mua mới được mở sau khi VN30F1M áp sát ngưỡng 1.200 điểm, tạo nền ổn định và cơ hội mở ra khi chỉ số bứt phá sau đó. Điểm số 1.200 điểm trước đây là ngưỡng cản tâm lý đã chuyển thành ngưỡng hỗ trợ. Các vị thế mua ngắn hạn và trung hạn được nắm giữ qua tuần khi có vốn “giắt lưng”. Quản trị rủi ro cho vị thế ngắn hạn tại 1.200 điểm, vị thế trung hạn tại 1.188 điểm.

Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn