Giá thép tăng làm ngành xây dựng gặp khó khăn

Giá thép tăng cao, nhiều nhà thầu lâm vào tình trạng khó khăn

Phân tích thị trường Thị trường

Với tình hình dịnh bệnh Covid-19 căng thẳng như hiện nay, nhiều ngành kinh tế lâm vào tình trạng khó khăn, trong đó ngành xây dựng gặp khó khăn do giá thép tăng cao và chưa có dấu hiệu giảm. Theo đồn đoán, nguyên nhân ngoài việc do diễn biến dịch bệnh phức tạp mà còn do căng thẳng giữa Trung Quốc và Australia. Trong 4 tháng đầu năm 2021, Việt Nam đã nhập khẩu 3,7 tỷ USD sắt thép, và thị trường nhập khẩu chủ yếu đến từ Trung Quốc. Nếu giá thép không có dấu hiệu hạ nhiệt thì ngành xây dựng có thể sẽ phải đình trệ thêm một thời gian nữa.

Giá thép tăng, ngành xây dựng gặp khó khăn

Thép là nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng về giá cao nhất trong giá thành xây dựng. Khi giá tăng vọt, cả ngành xây dựng khốn đốn. Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) mới đây tiếp tục đề nghị Văn phòng Chính phủ sớm chỉ đạo các bộ ngành liên quan kiểm tra, xử lý triệt để nguyên nhân khiến giá sắt thép tăng đột biến.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp – Chủ tịch VACC – cho biết, thép là nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng về giá cao nhất trong giá thành xây dựng. Giá tăng vọt dẫn đến cả ngành xây dựng khốn đốn. Thậm chí theo ông, nhà thầu xây dựng cả nước đang đứng trước nguy cơ “vỡ trận”. Gây phá sản do tình hình giá tăng đột biến. Không chỉ thép mà giá các nguyên vật liệu khác cũng nhấp nhổm tăng giá khiến ngành xây dựng khốn đốn.

Thông thường, giá thép chiếm 20% trong công trình xây dựng. Khi giá mặt hàng này tăng lên 40-45% thì giá thành xây dựng tăng cao. Chưa kể, không chỉ thép, các nguyên vật liệu khác cũng nhấp nhổm tăng giá. Đáng lưu ý, theo băn khoăn của lãnh đạo VACC, lượng thép trên thị trường không thiếu. Như vậy không phải giá tăng do nguồn cung thiếu hụt. Thực tế, doanh nghiệp mua bao nhiêu thép cũng đủ nhưng giá vẫn tăng. Nguyên nhân giá mặt hàng này tăng sẽ được chungkhoantructuyen cập nhập dưới đây

Thép là nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng về giá cao nhất trong giá thành xây dựng

Nguyên nhân giá thép tăng sốc là gì?

Do tình hình dịch bệnh

Nói với Dân trí, chuyên gia kinh tế Vũ Đính Ánh cũng cho biết, theo phản ánh thì thấy giá cả nhiều số nhóm hàng hóa tăng, trong đó thép tăng rất cao. “Tuy nhiên câu hỏi tại sao giá sắt lên thì tôi chưa thấy có giải thích nào rõ ràng”, ông Ánh cho biết. Cũng theo vị này, cần tìm hiểu rõ việc tăng giá là vì sao, nếu bất hợp lý gây rủi ro kinh tế thì phải xem xét.

Trước những biến động của ngành thép, ngày 5/6, Bộ Công Thương đã lên tiếng trả lời lý do tăng giá mặt hàng này. Theo đó, Bộ Công Thương cho biết, giá nguyên liệu đầu vào của ngành thép phụ thuộc rất lớn vào giá nguyên liệu thế giới, trong thời gian gần đây giá các nguyên vật liệu sản xuất thép tăng cao đột biến trên thị trường toàn cầu mà dịch bệnh. Thời gian giao hàng kéo dài cũng là lý do khiến giá tăng mạnh.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương dẫn đánh giá của Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế OECD cho biết, kinh tế thế giới sẽ phục hồi trở lại trong năm 2021 với mức tăng trưởng 4,2%. Đối với ngành thép theo dự báo của Worldsteel Association (Hiệp hội thép thế giới). Sản xuất và tiêu thụ thép thô thế giới sẽ phục hồi với mức tăng trưởng 4,5%. Tiêu thụ tăng trưởng ở mức 4,2%. Nhu cầu tại các thị trường mới nổi, ngoại trừ Trung Quốc. Dự kiến sẽ tăng 9,4% cũng là một trong những nguyên nhân làm giá mặt hàng thép tăng.

Do tình hình dịch bệnh đã ảnh hưởng đến giá thép

Căng thẳng giữa Australia và Trung Quốc

Một nguyên nhân khác cũng khiến giá thép tăng cao là do căng thẳng giữa Australia và Trung Quốc. Làm giới hạn lượng nguyên liệu thô từ Australia xuất sang Trung Quốc. Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp sắt thép lớn nhất của Việt Nam. Trong quý 1/2021 với hơn 1,88 triệu tấn, trị giá hơn 1,27 tỷ USD. Tăng lần lượt gấp đôi về lượng và tăng 2,2 lần trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Quốc gia cung cấp sản lượng thép lớn nhất toàn cầu. Hơn nữa, chính Trung Quốc cũng đang cắt giảm lượng lớn sản lượng thép nhằm bảo vệ môi trường. Sản lượng thép này bao gồm cả thép thành phẩm lẫn phôi thép, thép cán nóng. Ngoài nguyên nhân giá các loại nguyên vật liệu sản xuất thép tăng cao trên thị trường thế giới. Dịch bệnh cộng với chi phí vận chuyển tăng cao cũng khiến giá sắt tăng mạnh.

Giá thép tăng chưa biết điểm dừng

Trong khi đó, Hiệp hội thép Việt Nam cho biết, các dự báo trước đó nói rằng. Giá thép sẽ chỉ tăng tối đa là hết quý 2/2021. Nhưng hiện tại, mọi thứ đang thay đổi, nhiều dự báo đang điều chỉnh về thời gian thép có thể tăng hết quý 3/2021 khi nhìn vào những gì đang diễn ra ở Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, EU và nhiều thị trường lớn khác. Trong nước, sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép quý I/2021 tăng khá cao.

Riêng đối với những khó khăn của ngành xây dựng khi vật liệu xây dựng tăng giá, Bộ Công Thương cho biết, đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính có chính sách điều tiết thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thép có biến động lớn về giá. Đồng thời chỉ đạo Tổng cục Thống kê cung cấp tình hình sản xuất và tiêu thụ thép hàng tháng.

Bộ Công Thương cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng dự báo và cung cấp nhu cầu sắt, thép xây dựng của nền kinh tế trong năm 2021 để cân đối nhu cầu thép cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu các sản phẩm thép các loại giúp các doanh nghiệp ngành chủ động trong việc sản xuất và tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Giá thép đã tăng liên tiếp 3 tháng đầu năm

Việt Nam nhập khẩu 3,7 tỷ USD sắt thép trong 4 tháng đầu năm 2021

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2021, sản lượng nhập khẩu sắt thép các loại đạt 1,4 triệu tấn. Giảm 2% và giá trị nhập khẩu tăng nhẹ 0,4%, đạt 1,08 tỷ USD so với tháng 3. Trước đó, trong quý 1/2021, lượng sắt thép các loại nhập khẩu đạt hơn 3,67 triệu tấn. Trị giá hơn 2,64 tỷ USD, tăng 11% về lượng và tăng 31,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, tính chung 4 tháng đầu năm 2021, lượng nhập khẩu sắt thép ước đạt 5,07 triệu tấn. Tăng 14% với giá trị 3,7 tỷ USD, tăng 37% so với cùng kỳ 2020. Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp sắt thép lớn nhất của Việt Nam trong quý 1/2021 với hơn 1,88 triệu tấn, trị giá hơn 1,27 tỷ USD. Tăng lần lượt gấp đôi về lượng và tăng 2,2 lần trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường này chiếm 51,2% trong tổng lượng và chiếm 48,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép. Tiếp theo là thị trường Nhật Bản với hơn 508 nghìn tấn, trị giá hơn 369 triệu USD; thị trường Hàn Quốc với hơn 398 nghìn tấn, trị giá hơn 359 triệu USD;… Trong khi nhập khẩu sắt thép đều tăng mạnh thì giá thép trong nước vẫn tăng cao. Theo Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam, giá mặt hàng này tháng 4 đã tăng khoảng 30-40% so với quý cuối năm 2020.

Nguồn: dantri.com.vn