Ngân hàng lãi lớn từ mảng kinh doanh ngoại hối và vàng

Kinh doanh ngoại hối giúp ngân hàng đạt mức lãi lớn, vàng cũng góp phần không nhỏ

Tài chính Vàng – Ngoại tệ

Trong bối cảnh khoảng 2 năm trở lại đây, nguồn thu từ hoạt động chính của ngân hàng sụt giảm mạnh. Nguyên nhân là do tác động nặng nề của dịch bệnh Covid-19 trên phạm vi toàn cầu. Vậy nhưng chính trong khoảng thời gian khó khăn này, hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng đã trở thành một trong những nguồn thu phí tín dụng lớn nhất. Bù đắp được phần nào lợi nhuận của ngân hàng. Cũng vì lý do đó mà kinh doanh ngoại hối đang trở thành một hướng đi đầy tiềm năng cho các nhà kinh tế.

Kinh doanh ngoại hối

Ngoại hối (ngoại tệ), thường được gọi là Forex hoặc FX. Liên quan đến việc mua và bán các loại tiền tệ với mục đích kiếm lợi nhuận từ những thay đổi trong giá trị của chúng. Đây là thị trường lớn nhất thế giới cho đến nay. Thậm chí còn lớn hơn thị trường chứng khoán hay bất kỳ thị trường nào khác. Có tính thanh khoản cao và biến động giá liên tục. Đã khiến đây là thị trường có rất nhiều cơ hội đầu tư, kinh doanh mỗi ngày. Do đó, thị trường ngoại hối thu hút nhiều nhà giao dịch. Đặc biệt là người mới bắt đầu và có kinh nghiệm như nhau.

Ngân hàng lãi lớn từ kinh doanh ngoại hối

Báo cáo tài chính bán niên năm 2020 của các ngân hàng cho thấy, trong khi nguồn thu lãi suất giảm, hoặc tăng nhẹ thì lãi từ kinh doanh ngoại hối vẫn tăng mạnh.

Nguồn thu lãi suất giảm, tăng nhẹ

Mua – bán chứng khoán đầu tư giảm

Chẳng hạn tại Eximbank, lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 26%, đạt 166 tỷ đồng trong quý II/2020, trong khi quý cùng kỳ chỉ ghi nhận 20 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, lãi thuần kinh doanh ngoại hối của Eximbank đạt hơn 219 tỷ đồng so với con số cùng kỳ năm trước 155 tỷ đồng.

Mua - bán chứng khoán đầu tư cũng giảm

Trong khi, thu nhập lãi thuần của Eximbank quý II/2020 giảm 9% so cùng kỳ; hoạt động mua – bán chứng khoán đầu tư cũng giảm 43%. Tuy nhiên, do quý II/2020, Eximbank trích lập tới 255 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro trong khi cùng kỳ năm ngoái được hoàn nhập 36 tỷ đồng.

Kết quả, lợi nhuận trước thuế quý II/2020 của ngân hàng chỉ đạt 94 tỷ đồng, giảm tới 77% so với cùng kỳ. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế đạt 552 tỷ đồng, giảm 27,6% so với cùng kỳ.

Tương tự, tại ACB quý II/2020 ghi nhận hoạt động kinh doanh ngoại hối có lãi 153 tỷ đồng, tăng 122% so với quý cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng, ACB ghi nhận 295 tỷ đồng từ kinh doanh ngoại hối, tăng 98% so với cùng kỳ. Hoạt động mua bán chứng khoán có lãi tới 662 tỷ đồng trong khi cùng kỳ bị lỗ 8 tỷ đồng.

Trích lập dự phòng rủi ro

Vì vậy, dù trích lập dự phòng rủi ro trong 6 tháng đầu năm của ACB gấp 6,5 lần so với cùng kỳ lên 532 tỷ đồng; lãi từ hoạt động dịch vụ kém khả quan, giảm 10,6% xuống 797 tỷ đồng; thu nhập lãi thuần đạt 6.531 tỷ đồng, tăng 13,4% so với cùng kỳ… nhưng ACB vẫn đạt 3.819 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm nay, tăng 5,4% so cùng kỳ.

Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối của Sacombank cũng có kết quả khả quan trong quý II/2020. Đạt 166 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, các mảng kinh doanh khác của Sacombank trong quý này lại kém khả quan hơn: lãi từ hoạt động dịch vụ giảm 6% xuống còn 697 tỷ đồng; hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 50 tỷ đồng; lãi từ hoạt động khác (chủ yếu từ xử lý nợ) chỉ đạt 110 tỷ đồng, giảm 74% so với cùng kỳ.

Trích lập dự phòng rủi ro

Lãi từ kinh doanh ngoại hối vẫn tăng mạnh

TPBank

TPBank có thu nhập từ lãi tăng mạnh 25%. Kinh doanh ngoại hối gấp 9,6 lần. Hoạt động khác gấp 3,9 lần giúp cho lãi trước thuế tăng 34% so cùng kỳ. Lên mức hơn 1.025 tỷ đồng. Với các ngân hàng lớn có thế mạnh trong kinh doanh ngoại hối như Vietcombank cũng đã ghi nhận mức lợi nhuận khả quan riêng quý II và lũy kế 6 tháng đầu năm nay.

Cụ thể, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối quý II/2020 của Vietcombank đạt 821 tỷ đồng. Tăng 17,5% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đạt 1.928 tỷ đồng, tăng 18,4% so với cùng kỳ.

Vietinbank

Tại Vietinbank, ghi nhận mức 644 tỷ đồng lãi từ kinh doanh ngoại hối trong quý II/2020. Tăng 77% so với quý cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 ghi nhận mức tăng 33%. Tuy nhiên, trong mảng kinh doanh ngoại hối của không ít ngân hàng tăng trưởng mạnh nửa đầu năm nay. Có một phần đến từ hoạt động kinh doanh vàng miếng ở thị trường nội địa. Tại những nhà băng được cấp phép kinh doanh vàng.

ACB

Thuyết minh báo cáo tài chính ACB cho biết, hàng tháng, vàng được đánh giá lại theo tỷ giá giao ngay tại ngày cuối tháng. Chênh lệch do đánh giá lại hàng tháng được ghi nhận vào chênh lệch tỷ giá hối đoái trên bảng cân đối kế toán riêng vào cuối mỗi tháng và được kết chuyển vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng vào thời điểm cuối kỳ kế toán năm.

chênh lệch tỷ giá

Eximbank

Mặc dù Eximbank không thuyết minh chi tiết về hoạt động kinh doanh ngoại hối trong nửa đầu năm nay. Song Eximbank được xem là ngân hàng có thế mạnh về kinh doanh ngoại hối và vàng trong những năm trước đây.

Nhiều ngân hàng và doanh nghiệp đã được cấp phép kinh doanh vàng miếng

22 ngân hàng và 16 doanh nghiệp

Trong thời gian gần đây, vàng được tìm đến như hầm trú ẩn an toàn. Nơi tìm đế của nhà đầu tư, quỹ đầu tư và nhà đầu cơ. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Căng thẳng Mỹ – Trung, đã đẩy giá vàng tăng vọt, vượt ngưỡng 2.000 USD/ounce.

Chính điều này đã đóng góp tích cực trong mảng kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng trong nửa đầu năm nay. Khi hoạt động truyền thống cho vay sụt giảm bởi dịch bệnh. Còn tỷ giá được NHNN điều hành linh hoạt, ổn định trong nhiều năm nay.

Quy định nhà nước

Theo Thông tư 16/2012/TT-NHNN của NHNN hướng dẫn thi hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng miếng, kể từ đầu năm 2013. Tất cả doanh nghiệp, tổ chức tín dụng kinh doanh vàng miếng phải được NHNN cấp phép.

Trích lập dự phòng rủi ro

Theo Nghị định 24, điều kiện để kinh doanh vàng miếng với doanh nghiệp là có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên. Kinh nghiệm kinh doanh vàng từ 2 năm trở lên. Và đã nộp thuế kinh doanh vàng trên 500 triệu trong 2 năm liên tiếp gần nhất. Có mạng lưới tại tối thiểu 3 tỉnh, thành trực thuộc Trung ương.

Đối với TCTD, điều kiện để kinh doanh vàng miếng là phải có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng và có mạng lưới từ 5 tỉnh thành trực thuộc Trung ương trở lên.

NHNN đã cấp phép cho tổng cộng 22 ngân hàng và 16 doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng miếng. Tổng số điểm mà người dân có thể đến giao dịch vàng miếng khoảng gần 2.500 điểm trên cả nước.

Trước khi thực hiện cấp phép và tổ chức hệ thống kinh doanh vàng miếng theo Nghị định 24. NHNN đã thực hiện khảo sát và đánh giá lại tình hình mạng lưới kinh doanh vàng trên cả nước.

Đổi mới trong quản lý

Trước đây chỉ có khoảng 12.000 điểm kinh doanh vàng miếng. Với kết quả khảo sát của NHNN đã thu hẹp lại còn khoảng 8.000 điểm kinh doanh vàng. Đều thuộc các thành phần khác nhau. Lần gần nhất, NHNN đã ban hành Thông tư 29/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 16/2012/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Đổi mới trong quản lý

Thông tư 29 cũng nêu rõ: định kỳ hàng quý, doanh nghiệp. TCTD được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng. Thực hiện điều chỉnh địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng bao gồm: thay đổi tên, địa chỉ của địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng; Bổ sung địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng; Chấm dứt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng tại địa điểm đã được cấp phép hoặc báo cáo với NHNN theo quy định tại Thông tư này.

Rất mong qua bài viết trên, chungkhoantructuyen đã phần nào giúp bạn hiểu thêm về đóng góp của kinh doanh ngoại hối và vàng với ngân hàng trong thời gian gần đây.

Nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn