quy định về kinh doanh vàng

Quy định của nhà nước Việt Nam về quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Tài chính Vàng – Ngoại tệ

Kinh doanh vàng, tìm kiếm lợi nhuận từ vàng đang vốn được xem là một hoạt động thu hút rất nhiều người. Vậy nhưng còn nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về luật, những quy định về việc kinh doanh vàng ở Việt Nam. Điều đó dễ khiến sinh ra những hoạt động phi pháp. Chính vì vậy, mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức về luật, quy định của nhà nước Việt Nam về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Để từ đó có thể thoải mái, tự tin hơn trong lĩnh vực kinh doanh này. Bài viết dưới đây, chungkhoantructuyen sẽ cung cấp cho bạn những khiến thức cơ bản nhất về quy định của nhà nước Việt Nam về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Đối với thị trường vàng miếng

Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. NHNN tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng; tổ chức thực hiện xuất khẩu vàng nguyên liệu. Nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Thực hiện mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Phải được NHNN cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.

kinh doanh vàng miếng

Đối với thị trường vàng trang sức, mỹ nghệ

Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Phải được NHNN cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Đối với việc xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ

Doanh nghiệp được NHNN cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Trong lĩnh vực khai thác vàng có nhu cầu nhập khẩu vàng do doanh nghiệp khai thác ở nước ngoài. Được NHNN xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Doanh nghiệp có giấy phép khai thác vàng được NHNN xem xét cấp Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu do doanh nghiệp khai thác được. Doanh nghiệp kinh doanh vàng có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài. Được NHNN xem xét cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm.

Các hoạt động kinh doanh vàng khác

Các hoạt động kinh doanh vàng khác là hoạt động kinh doanh thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân được thực hiện các hoạt động kinh doanh vàng khác. Nhưng là sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép và được NHNN cấp giấy phép.

nhà nước quản lý

Đối với việc mang vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân

Cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu được mang theo vàng trang sức, mỹ nghệ. Nhưng không được phép mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu (trừ trường hợp định cư). Cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy tờ khác không được mang theo vàng nguyên liệu, vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ (trừ các loại trang sức, mỹ nghệ đeo trên người).

Trong trường hợp định cư: Cá nhân nước ngoài được phép định cư ở Việt Nam khi nhập cảnh và cá nhân Việt Nam được phép định cư ở nước ngoài khi xuất cảnh. Được mang theo vàng nguyên liệu, vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ.

Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu và hoạt động kinh doanh vàng khác.

kinh doanh vàng

Kết

Ngày 25 tháng 5 năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã có Thông tư số 16/2012/TT-NHNN hướng dẫn về hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vàng phải tuân thủ các quy định của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Nhằm mục tiêu phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng trong nước.

Nguồn: sbv.gov.vn