mức phạt vi phạm kinh doanh ngoại hối

Mức phạt cao nhất cho hành vi vi phạm về kinh doanh vàng và ngoại hối

Tài chính Vàng – Ngoại tệ

Thị trường kinh doanh vàng và ngoại hối đang ngày càng phát triển và được mở rộng. Lượng nhà đầu tư tìm đến những hình thức kinh doanh này cũng ngày một lớn hơn. Vậy nhưng, kéo theo đó là nguy cơ vi phạm hành chính ngày một tăng mạnh. Những hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua các kênh kinh doanh này ngày một nhiều. Dù nhà nước đã ban hành những bộ luật riêng quy định nhưng sức răn đe vẫn chưa đảm bảo. Mới đây, chính phủ đã ban hành Nghị định 95/2011/NĐ-CP liên quan đến vấn đề này. Chungkhoantructuyen sẽ cùng bạn tìm hiểu về những quy định mới này.

Thị trường tiền tệ và vàng ở Việt Nam

Hiện nay, chỉ cần search từ khóa “Forex” sẽ xuất hiện hàng loạt thông tin trên Google. Điều đó nói lên sư phát triển vượt bậc của Forex tại Việt Nam. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dù có hàng trăm sản phẩm về giao dịch ngoại hối, nhưng tại Việt Nam, Forex vẫn chưa phát triển toàn diện. Tổng khối lượng giao dịch kỳ hạn, tương lai vẫn chưa thực sự chiếm tỷ trọng cao. Nhưng điều đó vẫn không làm giảm sự quan tâm của giới đầu tư đối với thị trường.

Trong năm 2017, thị trường ngoại hối nhìn chung là ổn định. Đến năm 2018, VND đã mất giá so với USD do ảnh hưởng từ việc tăng lãi suất của Fed và diễn biến thương mại căng thẳng giữa Mỹ- Trung. Tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại trong năm 2018 tiến tới mức biên độ trần 3%.

thị trường ngoại hối ở Việt Nam

Trong quý 3/2018, thặng dư thương mại đạt hơn 2 tỷ USD. Lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh, 20/09/2018, tăng trưởng tín dụng đạt mức 9,52% so với tháng 12/2017. Cũng trong năm đó, Ngân hàng nhà nước đã bán ra ngoại tệ nhằm ổn định tỷ giá. Điều này làm cho phương tiện thanh toán tăng chậm và dẫn tới thanh khoản eo hẹp.

Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Mức phạt cao nhất lên đến 500 triệu đồng

Theo đó, mức phạt cao nhất đối với vi phạm quy định về quản lý ngoại hối và quản lý kinh doanh vàng sẽ tăng từ 70 (theo Nghị định 202/2004/NĐ-CP) lên đến 500 triệu đồng. Nghị định 95/2011/NĐ-CP quy định phạt từ 300-500 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Hoạt động ngoại hối mà không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn hoặc bị đình chỉ; Thực hiện dịch vụ kiều hối mà không được cấp có thẩm quyền cấp phép; Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ, vàng mà không có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước.

Mức phạt cao nhất lên đến 500 triệu đồng

Ngoài ra, hành vi niêm yết giá, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất bằng ngoại tệ, vàng không đúng quy định của pháp luật trước đây chưa được quy định. Thì nay Nghị định 95/2011/NĐ-CP cũng quy định mức phạt tiền từ 300-500 triệu đồng.

Mức phạt tiền từ 50-100 triệu đồng

Đối với một trong các hành vi: Cho vay, cho thuê tài chính hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật; chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài và vào Việt Nam không đúng quy định của pháp luật (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 18 Nghị định 202/2004/NĐ-CP); thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ với người nước ngoài không đúng quy định của pháp luật; mua bán, thanh toán ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật sẽ bị phạt từ 50-100 triệu đồng.

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng

Bên cạnh đó, Nghị định 95/2011/NĐ-CP cũng bổ sung thêm 2 hành vi bị phạt mức 50-100 triệu đồng là: Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng vàng với nhau không đúng quy định của pháp luật; kinh doanh, mua, bán vàng không đúng quy định của pháp luật.

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ

Cũng theo Nghị định, hành vi mua, bán, thanh toán ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật, ngoài bị phạt tiền còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ trong thời hạn 12 tháng khi vi phạm lần đầu và tước không thời hạn khi tái phạm đối với các Đại lý đổi ngoại tệ.

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ

Ngoài phạt tiền, các tổ chức kinh doanh vàng có hành vi kinh doanh, mua bán vàng không đúng quy định của pháp luật còn có thể bị tước Giấy phép hoạt động kinh doanh vàng thời hạn 12 tháng khi vi phạm lần đầu và tước không thời hạn khi tái phạm.

Nguồn: quangnam.gov.vn