Bảo hiểm tiền gửi là dịch vụ dành cho người tham gia có nhu cầu gửi tiền. Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Đây là đối tượng có những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận thông tin. Về hoạt động của các tổ chức nhận tiền gửi. Do vậy người gửi tiền cần biết những nội dung cơ bản về loại hình bảo hiểm này. Để được pháp luật bảo vệ tốt nhất hãy trang bị cho mình những kiến thức căn bản. Cùng tìm hiểu những nội dung dưới đây bạn nhé!
Bảo hiểm tiền gửi là gì?
Khái niệm
Là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được BHTG trong hạn mức trả tiền bảo hiểm. Khi tổ chức tham gia BHTG lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi: Là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập. Và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân.
- Tổ chức bảo hiểm tiền gửi: Là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Thực hiện chính sách bảo đảm tiền gửi, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng. Đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
Mục đích
Trong thực tế, mục đích cụ thể của mỗi hệ thống bảo hiểm tiền gửi có khác nhau. Nhưng tựu chung đều nhằm đạt được mục đích sau:
- Bảo vệ số đông người gửi tiền, đối tượng có tiền gửi ít hạn chế trong tiếp cận thông tin về quản trị. Điều hành và tình hình hoạt động của các tổ chức huy động tiền gửi;
- Góp phần đảm bảo cho hệ thống tài chính quốc gia ổn định. Tạo điều kiện cho các giao dịch tài chính có hiệu quả hơn bằng cách phòng, tránh đổ vỡ ngân hàng;
- Góp phần xây dựng một thị trường có tính cạnh tranh. Và bình đẳng cho các tổ chức tài chính có quy mô và trình độ phát triển khác nhau;
- Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người gửi tiền, tổ chức tài chính, Chính phủ. Giảm thiểu gánh nặng tài chính cho người đóng thuế trong trường hợp có tổ chức tín dụng đổ bể.
Bản chất
Bảo hiểm tiền gửi về bản chất là hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho người gửi tiền. Dịch vụ này mang tính xã hội cao. Theo cách phân loại của các nhà kinh tế học. Dịch vụ này thuộc loại hàng hóa công không thuần tuý. Cơ sở để gọi là căn cứ vào tính không loại trừ thụ hưởng một cách tuyệt đối của dịch vụ này.
Xuất phát từ một trong các mục đích của hoạt động bảo hiểm này là góp phần đảm bảo tính ổn định của hệ thống tài chính quốc gia. Người thụ hưởng dịch vụ này là toàn xã hội.
- Người gửi tiền có tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm sẽ được lợi trực tiếp từ chính sách bảo hiểm tiền gửi.
- Còn người đi vay sẽ được hưởng lợi từ dịch vụ này ở chỗ tính ổn định của hệ thống tài chính. Nó giúp cho họ sử dụng tiền vay được an toàn và thuận tiện hơn. Có được hệ thống tài chính ổn định sẽ giúp cho các ngành kinh tế khác phát triển thuận lợi… Chính vì đặc tính không loại trừ thụ hưởng tuyệt đối. Mà dịch vụ này được xếp vào loại hàng hóa công không thuần tuý như đã nói ở trên.
Những loại tiền được áp dụng trong bảo hiểm tiền gửi
Căn cứ theo Luật bảo hiểm tiền gửi, những loại tiền được áp dụng trong bảo hiểm tiền gửi được quy định trong điều 18, 19 như sau:
Điều 18: Tiền gửi được bảo hiểm. Là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia BHTG dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các TCTD.
Điều 19: Tiền gửi của các cá nhân sau đây không thuộc đối tượng được bảo hiểm:
- Tiền gửi tại TCTD của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó;
- Tiền gửi tại TCTD của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị. Thêm nữa là thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính TCTD đó;
- Tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó. Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.
Hạn mức trả tiền bảo hiểm
Hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức BHTG trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người; tại một tổ chức tham gia BHTG khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
Qua 20 năm chính sách BHTG được triển khai tại Việt Nam, hạn mức BHTG đã 02 lần thay đổi. Từ 30 triệu đồng năm 1999 lên 50 triệu đồng năm 2005. Và hạn mức BHTG hiện hành là 75 triệu đồng/người/một tổ chức tham gia BHTG. Ngày 31.7.2020, Chính phủ đã công bố dự thảo Quyết định của Thủ tướng về hạn mức trả tiền BHTG. Với định hướng hạn mức BHTG dự kiến nâng lên trong thời gian tới là 125 triệu đồng.
Xử lý số tiền gửi của người gửi tiền vượt hạn mức BHTG. Số tiền gửi của người được BHTG bao gồm tiền gốc và tiền lãi vượt quá hạn mức. Sẽ được giải quyết trong quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh kể từ thời điểm NHNN có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt. Hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán. Mà TCTD là tổ chức tham gia BHTG vẫn lâm vào tình trạng phá sản. Hoặc NHNN có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia BHTG mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.
Thời hạn trả tiền bảo hiểm
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm. Tổ chức BHTG có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được BHTG
Bên cạnh việc nắm bắt được những nội dung cơ bản nêu trên về chính sách BHTG. Người gửi tiền cần tuân thủ nghiêm túc quy trình gửi tiền tại các tổ chức nhận tiền gửi để tránh rủi ro. Đồng thời tuân thủ nghiêm túc quy trình gửi tiền tại các tổ chức. Vì đó là yếu tố pháp lý cơ bản để người gửi tiền được pháp luật bảo vệ tốt nhất. Hãy ghé ChungKhoanTT thường xuyên để cập nhật tin tức về bảo hiểm bạn nhé!
Nguồn: Laodong.vn