Bộ Tài chính sẽ phối hợp Ngân hàng Nhà nước giám sát hoạt động bán bảo hiểm qua các ngân hàng

Xử lí nghiêm các trường hợp ép khách mua bảo hiểm

Bảo hiểm Tài chính

Mua bảo hiểm là tự cá nhân cảm thấy cần thiết thì tham gia. Nhưng hiện nay có tình trạng một số ngân hàng, tổ chức tín dụng chèo kéo khách mua bảo hiểm. Một số khách hàng gặp khó khăn trong các thủ tục khác nếu không mua thêm bảo hiểm nhân thọ. Trước sự phản ánh về tình hình này, Bộ Tài chính đã chính thức vào cuộc. Cùng ChungKhoanTT tìm hiểu thực hư câu chuyện này ra sao. Cũng như hướng giải quyết tình hình này như thế nào. Mời quý độc giả quan tâm theo dõi bài viết dưới đây:

Tình trạng “ép” khách hàng mua bảo hiểm

Thời gian qua, việc nhân viên ngân hàng tận dụng nguồn khách hàng sẵn có để bán chéo thêm sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nở rộ. Không chỉ ở Long An mà ở nhiều địa phương khác. Nhất là khi chỉ tiêu tín dụng Ngân hàng Nhà nước giao cho các ngân hàng mỗi năm dần thu hẹp. 

Các ngân hàng đẩy mạnh việc bán bảo hiểm nhằm gia tăng nguồn thu từ phí, bù đắp cho nguồn thu từ kênh tín dụng

Do cạnh tranh quyết liệt, nhiều ngân hàng thương mại đã đưa chỉ tiêu bán bảo hiểm nhân thọ. Nhân viên ngân hàng sẽ thực hiện công việc này. Bên cạnh các chỉ tiêu về huy động, tín dụng, bán online… Điều này khiến áp lực không ít cho nhân viên, gián tiếp tạo áp lực lên khách hàng.

Ngân hàng dụ dỗ, yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ khi vay vốn tại ngân hàng. Hay việc các nhân viên tư vấn không giải thích rõ những rủi ro cho khách hàng. Nhiều khách hàng cảm thấy bị rơi vào thế chẳng đặng đừng. Kiểu như phải mua bảo hiểm mới được vay vốn. Điều này khiến họ chịu thêm gánh nặng do phải “gánh” thêm hợp đồng bảo hiểm.

Xử lí nghiêm việc ép buộc khách hàng mua bảo hiểm

Ý kiến chuyên gia

Tại hội thảo khoa học “Thị trường bảo hiểm CVII 2021: Tác động COVID-19, InsurTech, thị trường và chính sách”, các chuyên gia đang bàn luận. Ông Ngô Trung Dũng, Phó TTK Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cũng có mặt. Ông chia sẻ các doanh nghiệp và cả Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam không khuyến khích việc nhân viên ngân hàng “ép” khách vay vốn phải mua kèm bảo hiểm nhân thọ.

Các chuyên gia thảo luận tại sự kiện

Bộ Tài chính lên tiếng

Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh của một số cơ quan thông tấn báo chí về tình trạng một số ngân hàng, tổ chức tín dụng có biểu hiện “ép” khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn. Bộ Tài chính đã có công văn số 14097/BTCQLBH ngày 17/11/2020. Trong đó yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm rà soát, tăng cường kiểm tra. Giám sát hoạt động đại lý bảo hiểm của các ngân hàng. Phối hợp với các ngân hàng kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp ép buộc khách hàng mua bảo hiểm nếu có.

Bộ Tài chính vừa trả lời xoay quanh thông tin phản ánh tình trạng một số ngân hàng, tổ chức tín dụng có biểu hiện “ép” khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn. Theo Bộ Tài chính, pháp luật đã quy định các nguyên tắc, quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong kinh doanh và khai thác bảo hiểm nhằm đảm bảo việc tham gia bảo hiểm là tự nguyện, trên cơ sở nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng, không quy định cụ thể hoặc giới hạn về các sản phẩm bảo hiểm bán qua ngân hàng.

Bộ Tài chính sẽ phối hợp Ngân hàng Nhà nước giám sát hoạt động bán bảo hiểm qua các ngân hàng

Hơn nữa, các hợp đồng đại lý bảo hiểm ký với ngân hàng cũng không yêu cầu bán kèm bảo hiểm. Hay gắn với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Việc ký kết và thực hiện hợp đồng đại lý theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm với ngân hàng. Và phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật cũng như các quy định khác có liên quan. Cần đảm bảo việc quản lý, giám sát đối với nhân viên ngân hàng trực tiếp bán bảo hiểm. Tuân thủ các quy định thuộc thẩm quyền của các ngân hàng.

Hướng xử lí sắp tới

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế chính sách. Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động bán bảo hiểm của các đại lý là tổ chức tín dụng. Đồng thời, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm tăng cường kiểm tra. Và giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý với các tổ chức tín dụng. Đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật. Nâng cao chất lượng đào tạo nhân viên của tổ chức tín dụng tham gia bán bảo hiểm. Có các biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời trường hợp có vi phạm.

Nguồn:Thanhnien.vn