Giá hàng hóa tăng cao thời gian gần đây

Sự tăng giá của hàng hóa và nỗi lo lạm phát

Phân tích thị trường Thị trường

Hiện nay, nhiều hàng hóa đang có dấu hiệu tăng giá khá mạnh, đặc biệt ở mặt hàng dân dụng nhu cầu của người dân ngày càng cao. Dịp lễ 30/4 và ngày 1/5 làm sức mua của người tiêu dùng tăng cao, nhiều siêu thị tận dụng cơ hội này để bán được nhiều hàng hóa hơn. Ngoài mặt hàng tiêu dùng cũng có nhiều mặt hàng khác tăng giá khá cao, ví dụ như giá thép. Việc giá thép tăng cao đã khiến cho ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn, vì vậy đợt điều chỉnh giá lần này sẽ gây một số chuyển biến trên thị trường. Đồng thời nỗi lo về lạm phát tiếp diễn sẽ là vấn đề đáng quan tâm của nhà nước.

Nhiều hàng hóa điều chỉnh giá

Từ đầu năm đến nay, không chỉ hàng thiết yếu, tiêu dùng, hàng loạt nguyên liệu đầu vào để sản xuất, xây dựng… cũng “rủ nhau” tăng giá. Chị H, chủ một tiệm tạp hóa trên đường Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, gần đây các mặt hàng như dầu ăn, mì chính, nước giặt… Đồng loạt tăng nhẹ. Trong đó, có những hãng dầu ăn tăng 800 – 900 đồng/chai, còn gia vị thực phẩm thì tăng 300 – 600 đồng/sản phẩm.

“Cách đây 1 tuần, tôi mới nhập lô hàng mới để bán thì thấy giá một số sản phẩm có tăng. Tôi nghĩ là do các hãng điều chỉnh giá như thông thường nên không hỏi nhiều. Bởi mình nhập vào đắt hơn thì giá bán ra sẽ cao hơn thôi” – chị H nói. Anh N.T, chủ một cửa hàng tiện lợi trên đường Cầu Giấy (Hà Nội) cũng chia sẻ, giá các mặt hàng sang tháng 5 đều tăng nhẹ, từ 400 đồng đến 800 đồng/sản phẩm.

Nhiều hàng hóa tăng giá, cá biệt có mặt hàng tăng “sốc”. Một số chuyên gia kinh tế lo ngại về nguy cơ lạm phát cao khi giá nhiều hàng hóa đầu vào như xăng dầu, vật liệu xây dựng, đặc biệt là giá thép, tăng nhanh; song cũng có những quan điểm trái chiều. Mùa cao điểm khuyến mãi kích cầu sức mua dịp lễ 30/4 và 1/5 sắp kết thúc, trong khi giá nguyên liệu đầu vào đang tăng khá cao đã tác động không nhỏ đến áp lực tăng giá bán đối với nhiều nhóm hàng thiết yếu.

Không chỉ hàng thiết yếu nhiều hàng hóa khác cũng điều chỉnh giá

Các trung tâm thương mại cũng tăng giá

Theo thông tin của chungkhoantructuyen cập nhật. Các trung tâm thương mại (TTTM) ở TPHCM, nhất là Vincom Center, Takashimaya, Giga Mall… luôn đông nghẹt khách. Ngoài nhu cầu tham quan, vui chơi, mua sắm và ăn uống, một lượng khách không nhỏ đến các TTTM trốn nóng cũng góp phần làm cho không khí những nơi này xôm tụ trong dịp nghỉ lễ.

Về giá cả trong dịp lễ, do các nhà bán lẻ phối hợp chặt chẽ với các nhà cung cấp để thực hiện giảm giá tới 50% đối với nhiều sản phẩm nhằm kích cầu tiêu dùng nên đã tạo mặt bằng chung về giá bán tương đối ổn định. Nguồn cung hàng hóa cho thị trường rất dồi dào, phong phú. Tại các chợ truyền thống, nhiều tiểu thương cho biết, giá bán các loại hàng hóa rất ổn định. Nhóm mặt hàng được mua nhiều tại các chợ là thực phẩm tươi sống, trái cây, quần áo may sẵn…

Tương tự, tại Lotte Mart, Emart, MM Mega Market An Phú… trong các ngày qua sức mua cũng tăng khá cao và tăng đột biến vào buổi chiều và tối của những ngày nghỉ lễ; tập trung vào các mặt hàng thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản, trái cây, rau quả…  Chuyên gia kinh tế PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, năm 2021, nền kinh tế thế giới được dự báo sẽ có những bước phục hồi và phát triển. Do vậy, nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu, về vật tư, linh phụ kiện và hàng hóa sẽ tăng cao. Đây sẽ là nhân tố thúc đẩy lạm phát tăng lên.

Giá hàng hóa ở trung tâm thương mại cũng tăng

6 nhóm hàng hóa sẽ tăng giá

Báo cáo tổng quan thị trường giá cả tháng 4/2021. Tổng cục Thống kê cho biết, có 6 nhóm hàng tăng giá. Trong đó, nhóm giao thông có mức tăng cao nhất so với tháng trước, với 0,87%. Do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu. Tiếp đến, nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,14% so với tháng trước chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng nước khoáng và nước có gas tăng. Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình cũng tăng 0,11%. Ngoài ra là các nhóm giáo dục (tăng 0,03%), thuốc và dịch vụ y tế (tăng 0,01%). Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,07%…

Bên cạnh đó, dù được đề cập khá mờ nhạt trong báo cáo về CPI tháng 4 của Tổng cục Thống kê song thực tế theo ghi nhận thị trường, thép là mặt hàng có mức tăng đột biến trong 4 tháng đầu năm. Thép là nguyên liệu đầu vào của ngành xây dựng, bất động sản và việc tăng giá này được cho là sẽ có tác động đáng kể đến giá thành xây dựng, đẩy giá sản phẩm bất động sản tăng cao.

Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam thông tin, giá thép tăng đột biến trong quý I/2021 và tháng 4. Giá thép phi 6 Việt Mỹ chỉ là 13.145 đồng/kg trong quý IV/2020 thì đến nay đã tăng 40%, lên 18.370 đồng/kg. Mức tăng 30-40% kể trên cũng diễn ra với tất cả thương hiệu thép. Bên cạnh thép, giá nhiều loại vật liệu xây dựng cũng tăng mạnh trong tháng 4. Dù thế, tính toán của Tổng cục Thống kê cho thấy nhóm vật liệu xây dựng chỉ tăng 1%.

Mối lo ngại về lạm phát?

Một số chuyên gia kinh tế nhận định nguy cơ lạm phát cao là rất lớn. Trong bối cảnh hiện nay khi giá nhiều hàng hóa đầu vào tăng. Ví dụ như xăng dầu, vật liệu xây dựng tăng nhanh cả ở thị trường trong nước lẫn thế giới. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ nới lỏng được nhiều nước đồng loạt áp dụng và duy trì thời gian dài vừa qua nhằm hỗ trợ nền kinh tế trước tác động của Covid-19 cũng gây nhiều lo ngại. Cung tiền đưa vào nền kinh tế quá nhiều khiến giá hàng loạt tài sản tăng mạnh như chứng khoán.

Chính phủ phải chuẩn bị cho nguy cơ lạm phát có thể xảy ra

Một số ý kiến lại cho rằng nguy cơ về lạm phát chưa quá cao đối với Việt Nam. Chính phủ phải có kịch bản ứng phó với giai đoạn sau đó. Nhất là khi kinh tế trong nước phục hồi rõ nét khi việc kiểm soát dịch Covid-19 cải thiện hơn. Để có thể giữ tốc độ tăng chỉ số CPI ở mức dưới 4% trong năm 2021 là một mục tiêu khó khăn. Ông Thịnh cho rằng, Việt Nam cần thực hiện tốt, đồng bộ nhiều biện pháp.

Trong đó, theo ông Thịnh, cần có các cơ chế theo dõi, quản lý giá thường xuyên. Đồng thời tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Bảo đảm các cân đối lớn, tạo nền tảng cho phục hồi và phát triển bền vững của nền kinh tế.

Chuyên gia kinh tế nhận định nguy cơ lạm phát là rất lớn

Ông Ánh cho hay cần phải tiếp cận từng nhóm hàng, bên cạnh thép, để thấy được nguyên nhân. Nếu nguyên nhân hợp lý và mức tăng vừa phải thì chưa có gì đáng lo ngại. Còn ngược lại nếu là sự bất hợp lý, rủi ro kinh tế thì cần được báo động. Trả lời câu hỏi về lo ngại lạm phát, ông Ánh cho biết: Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng đầu năm 2021 tăng 0,89% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.

“Tuy nhiên điều tôi băn khoăn là có những mặt hàng tăng giá tới 40% như thép. Chỉ số nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng 4/2021 giảm 0,43% so với tháng trước”. Ông Ánh cho rằng với con số cơ quan thống kê đưa ra như vậy khó để nhận định.

Cũng theo ông Ánh, về mặt lý thuyết, lạm phát sẽ chịu tác động từ việc kinh tế suy giảm. Cả thế giới chi một khoản tiền khổng lồ để chống Covid-19. Nhờ sự hỗ trợ nền kinh tế nên khả năng lạm phát là rất cao. Tuy nhiên, thực tế diễn biến suốt trong năm 2020, những tháng đầu năm 2021 thì không quan sát thấy lạm phát toàn cầu. Riêng ở Việt Nam, ông Ánh lo ngại vấn đề thiểu phát khi thu nhập của người dân giảm.

Việc giá hàng hóa tăng báo hiệu nguy cơ lạm phát

Chuẩn bị các đối sách trước giá hàng hóa tăng và lạm phát

Giá bán một số mặt hàng có thể sẽ tăng nhẹ. Tuy nhiên, chắc chắn rằng hàng hóa thiết yếu sẽ rất dồi dào, phong phú. Ngay cả nhóm mặt hàng phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 như nước rửa tay sát khuẩn, khẩu trang cũng được chuẩn bị đầy đủ.

Để tiếp tục ổn định thị trường hàng hóa và dịch vụ. Tổ điều hành thị trường trong nước kiến nghị các bộ ngành, địa phương cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong công tác điều hành thị trường, giá cả các loại hàng hóa do Nhà nước quản lý, phối hợp trong công tác thông tin tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận trong dư luận với công tác điều hành của Nhà nước và bình ổn thị trường hàng hóa.

Nguồn: dantri.com.vn