Việt Nam được mùa thu lớn từ thị trường Mỹ-Trung

Việt Nam được mùa thu lớn từ thị trường Mỹ-Trung

Thị trường Thông tin thị trường

Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng lớn đến các sản phẩm nông nghiệp. Các mặt hàng này vừa phải đảm bảo an toàn sản xuất vừa phải đảm bảo ở khâu tiêu thụ. Những thị trường lớn, khó tính thì có nhiều thay đổi trong chính sách nhập khẩu. Điển hình như Trung Quốc, thị trường nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn nhất của ta. Nước này đã có nhiều thay đổi trong chính sách nhập khẩu nhằm kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên vẫn có những tín hiệu vui mừng cho chặng đường phấn đấu kim ngạch xuất khẩu. Ở thị trường Mỹ và Trung Quốc đều gia tăng thu mua các mặt hàng nông lâm thủy sản. Điều này rất có lợi cho kim ngạch xuất khẩu tại Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu đạt 17,15 tỷ USD trong 4 tháng đầu

Theo báo cáo xuất nhập khẩu của Bộ NN-PTNT vừa công bố, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của trong tháng 4/2021 đạt 4,45 tỷ USD, tăng 29,1% so với tháng 4/2020. Luỹ kế 4 tháng đầu năm nay, kim ngạch XK thế mạnh này của Việt Nam đạt 17,15 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020. Báo cáo này cũng nêu rõ, 4 thị trường xuất khẩu chính của nông lâm thuỷ sản Việt là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn quốc. Theo đó, Mỹ là khách hàng lớn nhất, chiếm tới 25,1% thị phần, tăng 58,0% so với năm 2020. Đứng thứ 2 là thị trường Trung với 23,3% thị phần, tăng 35,8%.

Cùng với xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu cũng tăng mạnh. Cụ thể, 4 tháng đầu năm nay, chúng ta chi tới 14,93 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thuỷ sản, tăng 48,7% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá trị NK các mặt hàng nông sản chính tăng 121,9%; nhóm sản phẩm chăn nuôi tăng 36,9%; nhóm hàng thủy sản và lâm sản chính tăng lần lượt là 22,1% và 33,7%…

kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của trong tháng 4/2021

Trong 4 tháng qua, chỉ có mặt hàng cà phê, hồ tiêu có kim ngạch xuất khẩu giảm. Còn các nông sản chủ lực khác đều tăng. Thậm chí có mặt hàng còn tăng trưởng mạnh như: xuất khẩu cao su tăng 111,6%; sắn và sản phẩm sắn tăng 90,9%; sản phẩm gỗ tăng 71,4%;mây, tre, cói thảm 65,9%…

Bộ NN-PTNT đặt mục tiêu trong năm 2021

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, năm 2021, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam có nhiều triển vọng tăng trưởng ở hầu hết các ngành hàng. Bởi lẽ, Việt Nam đang có cơ hội hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do đã ký. Như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA); Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA). Trong đó, ngoài EVFTA đã có hiệu lực từ 1-8-2020 và được các doanh nghiệp đẩy mạnh khai thác lợi thế thuế quan thì UKVFTA cũng đang mang đến những cơ hội lớn cho xuất khẩu nông sản.

đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản

Bộ NN-PTNT đặt mục tiêu trong quý II/2021 sản lượng lúa cần đạt khoảng 9,5 triệu tấn, thịt lợn hơi cần đạt 865 nghìn tấn, thịt gia cầm khoảng 368 nghìn tấn, tổng sản lượng thủy sản đạt 2,4 triệu tấn, khai thác gỗ cần đạt khoảng 4,85 triệu m3. Từ đó, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, phục vụ nhu cầu xuất khẩu để thu về 9,7 tỷ USD.

Tạm kết

Tuy nhiên, cùng với cơ hội sẵn có thì năm 2021 cũng đang đặt ra nhiều thách thức mới cho hoạt động xuất khẩu chung của toàn ngành. Nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trong nước và thế giới. Theo đó, hàng hóa vừa phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm vừa phải bảo đảm công tác phòng, chống dịch. Ðồng thời, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn nữa. Các ngành chức năng cần theo dõi chặt diễn biến của dịch để sớm đưa ra giải pháp phù hợp trong từng thời điểm cụ thể. Bảo đảm cho hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản được thông suốt và hiệu quả.

Hy vọng bài viết sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn. Chia sẻ bài viết cho bạn bè nếu thấy hay nhé. Đừng quên theo dõi chuyên mục Thị trường – Thông tin thị trường của chungkhoantructuyen để cập nhật những tin tức mới nhất.

Nguồn: vietnamnet.vn