Thị trường đã đạt đến điểm mà câu chuyện ” reflation trade ” tích cực trở thành “lạm phát quá mức” tiêu cực. Ví dụ cụ thể là mối tương quan trong một tháng giữa trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ kỳ hạn 5 năm được điều chỉnh theo lạm phát (TIPS) và thị trường chứng khoán đã trở thành giá trị âm lớn nhất kể từ năm 2015. Lạm phát tăng vượt mức cũng được xem là một tín hiệu nguy hiểm cho việc đầu tư những tài sản rủi ro. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cụ thể hơn về vấn đề này.
Tìm hiểu về lạm phát
Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian. Và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây. Do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
Lạm phát có 3 mức độ:
- Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%
- Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%
- Siêu lạm phát: trên 1000%
Trong thực tế, các quốc gia kỳ vọng lạm phát chỉ xảy ra khoảng 5% trở xuống. Bạn thử nghĩ đi, một năm tăng trưởng kinh tế kỳ vọng khoảng 10%. Thì tiền mất giá tầm 5% là vừa đủ đẹp. Tính ra quốc gia đó có 5% tăng trưởng thực sự. Khi nhu cầu thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ khiến giá cả của mặt hàng đó tăng theo.
Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang. Dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu. Nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng. Được gọi là “lạm phát do cầu kéo”. Ở Việt Nam, giá xăng tăng lên kéo theo giá cước taxi tăng lên, giá thịt lợn tăng, giá nông sản tăng…. là một ví dụ điển hình.
Các nhà đầu tư đang kỳ vọng PCE trung bình ~2.3% trong 5 năm tới
Ở mức 2.7%, trái phiếu TIPS kỳ hạn 5 năm ngụ ý rằng các nhà đầu tư đang kỳ vọng PCE trung bình ~2.3% trong 5 năm tới. Mặc dù nó có thể phóng đại kỳ vọng lạm phát thực sự của các nhà đầu tư. Nhưng rõ ràng là các nhà đầu tư nghĩ rằng bất kỳ sự gia tăng kỳ vọng lạm phát nào trong tương lai sẽ buộc Fed phải nhúng tay vào. Điều này sẽ là tín hiệu tiêu cực cho các tài sản rủi ro. Hiện tại, Fed đang bám sát câu thần chú “lạm phát chỉ là nhất thời”. Một ngày sau khi Janet Yellen khuấy động cuộc tranh luận về việc nền kinh tế đang phát triển quá nóng.
Các quan chức của Fed đã bắt đầu sôi nổi đưa ra thông điệp. Rằng không có thay đổi nào trong chính sách tiền tệ trong tương lai gần. Phó Chủ tịch Fed, Clarida cho biết các nhà hoạch định chính sách không nghĩ rằng đã đến lúc phải nói chuyện thắt chặt vì Mỹ vẫn thiếu khoảng 8 triệu việc làm so với mức trước năm 2020. Điều đó đặt ra câu hỏi. Liệu chúng ta có thể có lạm phát khi thị trường lao động vẫn chưa phục hồi hoàn toàn không? Câu trả lời của Fed là không. Thị trường thì không tỏ ra chắc chắn như vậy.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những nhận định thị trường hữu ích cho bạn đọc.
Nguồn: Dubaotiente.com