Tây Nguyên là khu vực có tiềm năng mạnh về nắng và gió. Đó là lý do tại sao năng lượng tái tạo là cơ cấu ngành thu hút nguồn lực đầu lớn từ các doanh nghiệp. Với số lượng giờ nắng lớn, cùng với tốc độ gió tương đối đủ để xây dựng các dự án năng lượng mặt trời và điện gió. Đắk Lắk là một trong những tỉnh Tây Nguyên thu hút nguồn lực đầu tư mạnh nhất. Và chính quyền địa phương cũng cố gắng tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nhà đầu tư, nhằm phát triển kinh tế địa phương.
Đắk Lắk thu hút đầu tư lên đến 10.000 tỉ đồng
Tổng vốn đầu tư trong những tháng đầu năm 2021 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng cao. Khi có đến 6 dự án FDI thuộc lĩnh vực điện gió được cấp chủ trương đầu tư.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk cho biết, trong Quý 1/2021, tỉnh đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư cho 10 dự án đầu tư. Với tổng số vốn đầu tư 10.185,96 tỷ đồng. Dù giảm 2 dự án nhưng tổng vốn đầu tư tăng 9.405 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020.
Tổng vốn đầu tư dự án trong Quý I/2021 tăng cao so cùng kỳ. Vì trong Quý 1/2021, UBND tỉnh Quyết định chủ trương cho 6 dự án FDI thuộc lĩnh vực điện gió, tổng vốn đầu tư đăng ký 10.088 tỷ đồng.
Trong số đó, có 2 nhà máy điện gió tổng công suất 70 MW, vốn đầu tư hơn 2.210 tỷ. Thuộc Công ty TNHH Đầu tư VNM (Singapore). Cụ thể là Nhà máy điện Alpha VNM được đầu tư tại xã Ea Sol, Đliê Yang và Ea Hiao. Diện tích gần 6,5 ha, công suất 20 MW, tổng mức đầu tư 650 tỷ đồng. Và Nhà máy điện gió Beta đầu tư tại các phường Đạt Hiếu, An Bình, Đoàn Kết, Thống Nhất, Bình Tân và xã Cư Bao (thị xã Buôn Hồ), xã Ea Ngai (huyện Krông Búk) và xã Ea Tul (huyện Cư M’gar). Diện tích 10,9 ha, công suất 50 MW, tổng mức đầu tư 1.560 tỷ đồng.
Đắk Lắk có địa hình thuận thuận lợi để sản xuất năng lượng tái tạo
Ông Đinh Xuân Hà, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk cho biết, cùng với lĩnh vực năng lượng tái tạo, phát triển điện gió, điện mặt trời. Nhà đầu tư cũng quan tâm đến phát triển đô thị. Các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Sau khi đăng ký đầu tư, doanh nghiệp đã tích cực triển khai các thủ tục đầu tư. Tiến hành đầu tư xây dựng các hạng mục công trình dự án.
Trong thời gian đến sẽ có một số dự án lớn được triển khai, như các dự án điện mặt trời tại huyện Ea Súp và Buôn Đôn. Điện gió tại các huyện Ea H’leo, Krông Buk, Krông Năng và thị xã Buôn Hồ. Quần thể sân golf và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại khu vực hồ Ea Kao. Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí và đô thị sinh thái hồ Ea Nhái tại huyện Krông Pắc và huyện Cư M’gar … Và các dự án khu đô thị dân cư trên TP Buôn Ma Thuột, các huyện, thị xã Buôn Hồ.
Tại Đắk Lắk, huyện Ea Súp là địa bàn trọng điểm trong kế hoạch phát triển điện mặt trời. Dự án điện mặt trời đầu tiên ở Ea Súp đã đi vào hoạt động là Nhà máy Điện mặt trời Long Thành (giai đoạn I) của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng Long Thành. Công suất 50 MWp, tổng vốn đầu tư gần 1.300 tỷ đồng. Giai đoạn II và III của dự án này dự kiến lắp đặt với công suất khoảng 120 MW. Tổng kinh phí khoảng 200 triệu USD.
Chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện tốt nhất để cải thiện môi trường đầu tư
Theo ông Đinh Xuân Hà, Đắk Lắk có nhiều thế mạnh và tiềm năng để kêu gọi đầu tư. Đặc biệt là thế mạnh về nông nghiệp, công nghiệp chế biến, du lịch sinh thái, năng lượng tái tạo… Vì vậy, địa phương nỗ lực mạnh mẽ để cải thiện môi trường đầu tư. Để thu hút nhiền hơn nữa doanh nghiệp đến Đắk Lắk nghiên cứu đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh của tỉnh
Tỉnh Đắk Lắk cam kết tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư. Thông qua việc thực hiện đầy đủ, nhất quán, đúng quy định các chính sách ưu đãi về thuê đất. Và kết cấu hạ tầng, thủ tục hành chính, hỗ trợ đào tạo, tuyển dụng lao động… Kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án. Như: quy hoạch sử dụng đất. Xây dựng phương án đền bù giải phóng mặt bằng đối với các khu đất thuộc diện phải giải tỏa. Xác định kinh phí đền bù, thu hồi đất, xây dựng đơn giá cho thuê đất…
Với quan điểm coi các nhà đầu tư đến với Đắk Lắk là công dân của Đắk Lắk. Thành công của các nhà đầu tư là thành công của Đắk Lắk. Nên tỉnh luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Đặc biệt là công tác cải cách hành chính. Đắk Lắk sẽ tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương. Xây dựng Đắk Lắk từng bước trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nguồn: Baodautu.vn