Huy động vốn qua kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp được xem là một trong những giải pháp hiệu quả. Vốn được huy động từ trái phiếu từng ghi nhận mức cao kỷ lục. Trong đó, hơn 2/3 được đổ vào lĩnh vực bất động sản. Không phải vì thế mà doanh nghiệp đổ dồn phát hành trái phiếu. Bởi lẽ, để phát hành trái phiếu thì cần đảm bảo các điều kiện nghiêm ngặt về đầu tư. Do đó, không phải ai cũng có thể mua trái phiếu. Gần đây, Apec Group phát hành trái phiếu với tổng trị giá lên tới 3.000 tỷ Đồng. Và lãi suất chạm mức đỉnh của thị trường trái phiếu là 18% một năm. Tuy nhiên, số vốn thực mà Apec Group thu được chỉ là hơn 8 tỷ Đồng.
Apec Group huy động tới 3.000 tỷ Đồng bằng phát hành trái phiếu 3 không
Tập đoàn Apec Group dự kiến huy động 3.000 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất 15-18%, thuộc hạng cao nhất thị trường. Công ty cổ phần Tập đoàn Apec Group mới thông báo phát hành 30.000 trái phiếu không chuyển, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo mệnh giá 100 triệu đồng. Gói trái phiếu có kỳ hạn 60 tháng, chỉ tối đa 99 nhà đầu tư được mua. Thời gian phát hành dự kiến vào giữa tháng 12/2020 và kéo dài trong vòng 90 ngày.
Doanh nghiệp này công bố hai mức lãi suất là 15% một năm cho hình thức nhận lãi định kỳ 6 tháng. Và 18% cho hình thức nhận lãi cuối kỳ, tức 90% cho 5 năm. Sau ba tháng từ ngày phát hành, nhà đầu tư có quyền bán lại cho doanh nghiệp. Và nhận lãi suất tương ứng thời gian nắm giữ.
Đây là mức lãi suất trái phiếu doanh nghiệp cao nhất thị trường. Gấp đôi lãi suất bình quân năm ngoái. Nửa đầu năm nay, trái phiếu doanh nghiệp có lãi suất bình quân 9,3%. Và tập trung vào những kỳ hạn ngắn chưa đến 4 năm. Mức cao nhất được ghi nhận là 13%.
Lãi suất cao nhưng nhà đầu tư cần thận trọng
Trước đó, Bộ Tài chính từng khuyến nghị nhà đầu tư cần nhìn nhận lãi suất cao đi kèm với rủi ro lớn, không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao mà chưa tìm hiểu đặc điểm và những rủi ro có thể xảy ra. Kênh đầu tư này khác với tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng và chỉ phù hợp với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, có khả năng phân tích và đánh giá rủi ro.
“Nhà đầu tư cũng phải hết sức thận trọng với cam kết mua lại của tổ chức bảo lãnh, phân phối trái phiếu (ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán…) do các tổ chức này có thể không thực hiện được vì phải đáp ứng các quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định hoặc gặp khó khăn tài chính”, Bộ Tài chính cảnh báo.
Bộ cũng đề nghị doanh nghiệp tính toán cụ thể dòng tiền để xây dựng phương án phát hành khả thi, đảm bảo khả năng trả nợ. Đồng thời, không vì mục tiêu bán cho nhà đầu tư cá nhân mà chia nhỏ thành nhiều đợt phát hành với nhiều mã trái phiếu.
Apec Group tung lãi suất cao chỉ khi đã tính toán
Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Quang Huy – Phó tổng giám đốc Tập đoàn APEC Group cho rằng cảnh báo này là cần thiết. Tuy nhiên, việc phát hành của doanh nghiệp đã được tính toán rất kỹ lưỡng.
“Lãi suất 18% một năm có vẻ cao nhưng thực tế khách hàng chỉ nhận khi đáo hạn. Tức sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp đến hết vòng đời một dự án. Nên mức này hoàn toàn bình thường”, ông Huy nói.
Số tiền huy động được sẽ để đấu giá, phát triển quỹ đất và mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp sở hữu “đất vàng”. Nhằm triển khai nhiều dự án bất động sản. Một phần trong đó được dùng tăng vốn điều lệ; tăng tỷ lệ sở hữu tại các công ty con; và mở rộng một số ngành nghề mới như nông nghiệp hữu cơ, xử lý rác thải…
Theo ông Huy, dịch bệnh gây khó khăn cho các kênh đầu tư và thị trường bất động sản. Doanh nghiệp này nhận định đây là cơ hội vàng để M&A các dự án vị trí đắc địa, giá hợp lý, pháp lý đầy đủ để có thể xây dựng và bán hàng trong 6-12 tháng.
Công ty cổ phần Tập đoàn APEC Group được thành lập năm 2017 với tên Công ty cổ phần Đầu tư BG Group, đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là hoàn thiện công trình xây dựng. Doanh nghiệp ban đầu có vốn điều lệ 500 tỷ đồng. Gồm ba cổ đông cá nhân và mới đổi tên, thay ghế Chủ tịch trong vòng ba tháng gần đây.
Nguồn: Vnexpress.net