Đại dịch COVID-19 đã mang đến một thời kì mà hầu như mọi hoạt động trong cuộc sống của chúng ta đều được kỹ thuật số hóa. Và trong khi nhiều người khao khát quay trở lại những ngày trước đại dịch. Trong ngành y tế. Hay còn được gọi với cái tên kinh doanh chăm sóc sức khỏe. Thì số hóa ở đây là để duy trì sự tiến bộ hơn nữa từ sức khỏe kỹ thuật số (thu thập thông tin). Sang chăm sóc sức khỏe theo hướng dữ liệu (các quyết định có thể hành động dựa trên dữ liệu). Chuyển đổi kỹ thuật số trong chăm sóc sức khỏe ngày càng phù hợp với cả học giả và những người thực hành trong lĩnh vực này.
Việc chuyển đổi kỹ thuật số trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sẽ là chìa khóa để đạt được những mục tiêu này. Dưới đây là hội thảo mà ngành chăm sóc sức khỏe cần thực hiện. Để chuyển từ sức khỏe số đơn thuần sang chăm sóc sức khỏe theo hướng dữ liệu. Và một số thành tựu mà số hóa lĩnh vực y tế đạt được.
Chuyển đổi kỹ thuật số trong chăm sóc sức khỏe là gì?
Chuyển đổi kỹ thuật số trong chăm sóc sức khỏe là một nền tảng của phương pháp tiếp cận chăm sóc sức khỏe. Tập trung vào bệnh nhân. Nó sẽ giúp các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hợp lý hóa hoạt động. hiểu những gì bệnh nhân yêu cầu, xây dựng lòng trung thành và sự tin tưởng cũng như mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Ngày 25/07/2020 tại Cần Thơ tổ chức Hội thảo số hóa ngành chăm sóc sức khỏe
Thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Về Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Y tế, tại TP. Cần Thơ ngày 25 tháng 7 năm 2020. Cục Công nghệ thông tin tổ chức Hội thảo “Xây dựng chương trình chuyển đổi số ngành y tế đến năm 2025. Định hướng đến năm 2030”, khu vực phía Nam.
Với sự tham dự của đại diện một số Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; đại diện Lãnh đạo Sở Y tế và Cán bộ phụ trách CNTT một số tỉnh, TP. phía Nam; đại diện Lãnh đạo và Cán bộ phụ trách CNTT một số Bệnh viện trực thuộc Bộ và Bệnh viện Đa khoa tỉnh/Thành phố phía Nam; Đại diện một số Doanh nghiệp CNTT FPT, VietInfo, IBM, Medcomm, Medpro, Savis, GE Healthcare, ComQ, TD Medical Company,… Và đại diện của Đại sứ quán Anh đã đến dự Hội thảo này trong khuôn khổ các hoạt động hợp tác với Bộ Y tế Việt Nam về thúc đẩy y tế số phát triển.
Nhằm phát huy vai trò của CNTT và những cơ hội do kỷ nguyên kỹ thuật số mang lại, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách sáng suốt và kịp thời, tạo điều kiện cho CNTT phát triển. Sự cố gắng của toàn ngành y tế, sự hợp tác. Giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Việc ứng dụng CNTT trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng. Đặt nền móng cho số hóa lĩnh vực y tế trong thời gian tới. Số hóa lĩnh vực y tế đang được xem là chìa khóa cho các mục tiêu này.
Ứng dụng CNTT y tế đạt được một số thành tựu bước đầu như sau
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về công nghệ thông tin y tế
- Đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật số
- Ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện
- Thực hiện thành công kết nối các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Ứng dụng CNTT trong phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe
- Ứng dụng CNTT trong quản trị y tế
Tại buổi thảo luận một số nội dung chính được nêu ra như sau
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật
- Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin y tế
- Chuyển đổi số trong hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh
- Chuyển đổi số trong bệnh viện
- Chuyển đổi số trong quản trị y tế
Được biết, Thời gian tới Cục Công nghệ thông tin sẽ tổ chức lớp tập huấn cho trưởng phòng CNTT của 135 bệnh viện hạng I để nâng cao nhận thức. Nắm bắt đầy đủ các văn bản quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế. Để kịp thời tham mưu cho giám đốc bệnh viện triển khai bệnh án điện tử. Bảo đảm hoàn thành, xong trước 31/12/2023.
Về phía các doanh nghiệp công nghệ thông tin tiếp tục đồng hành cùng ngành y tế. Có những đóng góp cụ thể, xác thực cho chương trình. Có nhiều giải pháp công nghệ, đặc biệt là có điều kiện, trường vốn lớn. Thì tiếp tục tạm ứng đầu tư cho ngành y tế. Cho các bệnh viện để thúc đẩy nhanh chuyển đổi số.
Nguồn: vietinfo.tech