Trái phiếu doanh nghiệp gần đây có dấu hiệu tăng trưởng mạnh. Nhiều doanh nghiệp cố gắng phát hành trái phiếu nhằm gọi vốn đầu tư. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu 3 không đã không đảm bảo được lợi ích cho khách hàng. Do đó, trái phiếu của những doanh nghiệp này thường đi kèm lãi suất cực kỳ hấp dẫn. Để bảo vệ lợi ích nhà đầu tư và giảm thiểu trái phiếu 3 không, chính phủ đã ban hành Nghị định 153/2020. Nhưng mới đây, nhiều lần Bộ tài chính đưa ra khuyến cáo về trái phiếu lãi suất cao sẽ không chắc chắn đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư.
Các doanh nghiệp và ngân hàng đang có xu hướng đẩy mạnh phát hành trái phiếu với lãi suất cao
Bộ Tài chính tiếp tục phải cảnh báo rủi ro khi các công ty chứng khoán; ngân hàng có dấu hiệu chào mời nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu bằng mọi giá.
Giao dịch trái phiếu tăng trưởng đột biến khiến Bộ Tài chính lần thứ hai trong chưa đầy 3 tháng phải khuyến cáo nhà đầu tư; doanh nghiệp và tổ chức phân phối về hoạt động phát hành và chào bán trái phiếu.
Theo thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, 100 doanh nghiệp đã phát hành 580 đợt trái phiếu trong 5 tháng đầu năm. Tổng giá trị phát hành trên 91.600 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại đang có xu hướng đẩy mạnh phân phối trái phiếu cho nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên, Bộ yêu cầu các đơn vị không chào mời trái phiếu bằng mọi giá. Mà phải có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ như tình hình tài chính của doanh nghiệp; mục đích phát hành, tài sản đảm bảo… Đồng thời, tổ chức phân phối cũng phải có biện pháp mua lại trái phiếu đúng hạn như cam kết với nhà đầu tư.
Bộ Tài chính tiếp tục cảnh báo rủi ro cho nhà dầu tư
Về phần nhà đầu tư, Bộ Tài chính cho rằng không nên mua trái phiếu dựa trên tiêu chí lãi suất cao. Vì có khả năng không thu hồi được khoản tiền đầu tư (bao gồm cả gốc và lãi); nếu doanh nghiệp phát hành gặp khó khăn.
Theo đó, nhà đầu tư cần yêu cầu DN phát hành trái phiếu/tổ chức bảo lãnh; phân phối TPDN cung cấp đầy đủ các thông tin bao gồm: trái phiếu do DN nào phát hành; mục đích phát hành; có tài sản đảm bảo hay không có tài sản đảm bảo; cam kết của DN phát hành, tổ chức bảo lãnh, phân phối trái phiếu; kỳ hạn phát hành và phương thức trả nợ gốc, lãi; tình hình tài chính của DN phát hành.
Bộ khuyến nghị nhà đầu tư, đặc biệt là cá nhân, phải yêu cầu doanh nghiệp hoặc tổ chức phân phối cung cấp thông tin về tình hình huy động vốn; đặc điểm trái phiếu, quyền lợi, cam kết… để cân nhắc trước khi ra quyết định. Bộ cũng đề nghị doanh nghiệp tính toán cụ thể dòng tiền để xây dựng phương án phát hành khả thi; đảm bảo khả năng trả nợ. Đồng thời, không vì mục tiêu bán cho nhà đầu tư cá nhân mà chia nhỏ thành nhiều đợt phát hành với nhiều mã trái phiếu.
Nhận định về thị trường
Nhận định về tình hình phát hành, Công ty cổ phần Chứng khoán MB cho rằng các doanh nghiệp bất động sản đang gia tăng huy động vốn; và cơ cấu nợ qua kênh trái phiếu. Giá trị phát hành của nhóm này trong tháng 5 đạt 4.750 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 18%. Nguyên nhân đến từ việc quy định mới của Ngân hàng Nhà nước đã siết chặt kênh vay vốn qua ngân hàng cho mục đích kinh doanh bất động sản. Bên cạnh đó, trong giai đoạn dịch bệnh, các ngân hàng càng tăng cường kiểm soát hồ sơ vay vốn. Để hạn chế nợ xấu.
Nhóm các tổ chức tín dụng cũng có nhu cầu tăng vốn huy động kỳ hạn dài; cải thiện tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Trong tháng 5, nhóm này đã phát hành hơn 11.500 tỷ đồng. Và chiếm gần phân nửa tổng giá trị phát hành.
Nguồn: Vnexpress.net