Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới

Mỹ dự báo Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới

Kinh tế – Đầu tư Thị trường

Theo nhận định của Bộ Nông Nghiệp Mỹ thì Việt Nam sẽ là nước chiếm vị trí số hai trên thế giới về xuất khẩu gạo sau Ấn Độ. Hiện tại gạo Việt đã dần khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế. Đồng thời cũng đang mở rộng thị trường hơn nhằm đưa sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đi khắp thế giới. Hiện tại Ấn Độ đang là nước xuất khẩu lớn nhất với sản lượng 15,5 triệu tấn. Còn Việt Nam xuất khẩu với sản lượng 6,4 triệu/tấn. Và theo đánh giá thì trong thời gian sắp tới chúng ta sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ hơn.

Mỹ dự báo Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa đưa ra dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục đứng thứ hai về xuất khẩu gạo trong năm 2021. Theo đó, nhu cầu tiêu thụ và dự trữ lương thực trên thế giới năm 2021 vẫn ở mức cao. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Ấn Độ tiếp tục là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới với sản lượng dự kiến là 15,5 triệu tấn. Việt Nam duy trì giữ vị trí thứ hai với 6,4 triệu tấn, đứng thứ ba là Thái Lan.

Cơ quan này tính toán, nhu cầu tiêu thụ và dự trữ lương thực trên thế giới năm 2021 vẫn ở mức cao. Sản lượng gạo nhập khẩu toàn cầu dự kiến vào khoảng 44,79 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2020.

Việt Nam duy trì giữ vị trí thứ hai với 6,4 triệu tấn

Trung Quốc vẫn là thị trường chiếm thị phần nhập khẩu lớn nhất

Chiều ngược lại, Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất trong năm nay với 2,9 triệu tấn, sau đó là EU và Philippines. Đây đều là những thị trường xuất khẩu chính của gạo Việt Nam.

Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu 6,15 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 3,07 tỷ USD. Giảm 3,5% về lượng và tăng 9,3% về trị giá so với năm 2019. Năm ngoái, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu với 6,15 triệu tấn. Xếp sau là Thái Lan khoảng 5,3 triệu tấn.

Những tháng đầu năm 2021, gạo Việt xuất khẩu vẫn duy trì mức giá tốt. Nhiều thời điểm, giá gạo xuất khẩu cùng loại 5% tấm của Việt Nam cao hơn Thái Lan 5 – 7 USD/tấn. Thậm chí cao hơn 75 USD/tấn so với gạo Pakistan. Và cao hơn tới 102 USD/tấn so với gạo Ấn Độ.

Mặc dù ảnh hưởng bởi Covid – 19 nhưng giá trị xuất khẩu gạo vẫn tăng trưởng

Điểm tích cực nhất là giá gạo xuất khẩu tiếp tục được cải thiện. Giá xuất khẩu gạo bình quân trong 4 tháng đầu năm 2021 đạt 534 USD/tấn. Tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Nếu so với giá xuất khẩu bình quân cả năm ngoái ước đạt 499 USD/tấn (tăng 13,3% so với năm 2019). Thì mức giá xuất khẩu bình quân 4 tháng đã tăng thêm 35 USD/tấn. Mức giá xuất khẩu bình quân được cải thiện mang lại lợi ích to lớn cho người dân trồng lúa.

Gạo Việt sẽ có nhiều lợi thế hơn trong năm tới

Xuất khẩu gạo Việt sẽ có nhiều lợi thế hơn trong năm tới

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu năm 2021 và những năm tới đang có lợi thế nhờ hội tụ được các điều kiện từ nhiều phía. Về nội tại, ngành lúa gạo nước ta sản xuất khoảng 44 triệu tấn thóc/năm (năm 2020). Tương đương 22 triệu tấn gạo/năm. Nên vẫn đảm bảo an ninh lương thực cho thị trường nội địa. Và xuất khẩu khoảng 6 – 7,5 triệu tấn/năm. Hơn nữa, các doanh nghiệp đã có sự chuyển biến về tư duy, sản xuất theo nhu cầu thị trường.

Một yếu tố không thể không nhắc tới là một loạt FTA thế hệ mới đi vào thực thi như  VFTA, UKVFTA, CPTPP đang tạo dư địa tốt cho xuất khẩu gạo của nước ta. Hiệu ứng từ EVFTA và UKVFTA đã giúp nhiều doanh nghiệp, Tập đoàn lớn như Vinaseed, Trung An…ký được những hợp đồng xuất khẩu gạo thơm với giá lên tới hàng nghìn USD/tấn.

Giá gạo xuất khẩu sẽ tăng trong thời gian tới

Thêm một tín hiệu vui, giá gạo xuất khẩu  Việt Nam tăng lên mức cao. Do nhu cầu mạnh mẽ từ Philippines và Malaysia. Giá gạo Việt Nam xuất khẩu đang tiếp tục thu hẹp khoảng cách với gạo Thái Lan, cao hơn gạo Myanmar, Ấn Độ – các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với gạo Việt Nam.

Lý giải đà tăng của giá gạo xuất khẩu, ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Trung An chỉ ra rằng, đó là nhờ doanh nghiệp nắm bắt tốt thị hiếu thị trường để sản xuất trúng nhu cầu của khách hàng.

Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang) cũng là một trường hợp như vậy. Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty Việt Hưng chia sẻ, năm 2020, doanh nghiệp đã chuyển sang sản xuất phần lớn sản phẩm gạo thơm và gạo đặc sản, nên dù lượng xuất khẩu ít đi, nhưng giá trị thu về vẫn tăng so với những năm trước.

Nguồn: Baodautu.vn