Huy động vốn bằng kênh phát hành trái phiếu được xem là phương pháp hiệu quả đối với doanh nghiệp. Trong khi trái phiếu xanh chủ yếu để thu hút đầu tư quốc tế, trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu đổ dồn vào lĩnh vực bất động sản. Theo các thông bào tài chính gần đây, hơn 2/3 tổng lượng giá trị trái phiếu được đầu tư vào bất động sản. Còn lại là các dự sán công nghệ, kinh doanh du lịch,… Điều này cho thấy sức hút của doanh nghiệp bất động sản đối với nhà đầu tư. Thời gian tới, bất động sản được dự báo sẽ tiếp tục hút vốn cực lớn do cú hích từ các dự án giao thông phát triển.
Bất động sản dẫn đầu về giá trị trái phiếu doanh nghiệp
Theo Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam, trong tháng 3 doanh nghiệp đã có tổng cộng 19 đợt phát hành trái phiếu. Với tổng giá trị 8.035 tỉ đồng; trong đó doanh nghiệp bất động sản tiếp tục dẫn đầu về giá trị.
Thống kê dữ liệu công bố của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), trong tháng 3 có tổng cộng 19 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Với tổng giá trị phát hành đạt 8.035 tỉ đồng. Trong đó khối lượng trái phiếu phát hành riêng lẻ là 5.175 tỉ đồng. Chiếm 64% tổng khối lượng phát hành với 17 đợt; phát hành ra công chúng đạt 2.860 tỉ đồng qua 2 đợt. Lãi suất phát hành TPDN dao động trong khoảng từ 9,7-11%/năm.
Nhóm doanh nghiệp bất động sản tiếp tục dẫn đầu với tổng giá trị phát hành đạt 5.460 tỉ đồng. Tương đương 68%; tiếp đó là nhóm ngành năng lượng với Công ty Thủy điện Dakpsi phát hành 1.000 tỉ đồng trái phiếu 10 năm. Trong tháng 3, Vingroup và các công ty chứng khoán đã phát hành 3.410 tỉ đồng trái phiếu không có tài sản bảo đảm. Chiếm 42% tổng giá trị phát hành.
Các công ty, tập đoàn lớn chiếm phần lớn trái phiếu doanh nghiệp không đam bảo
Trong quý 1, nhóm ngành bất động sản tiếp tục dẫn đầu thị trường với 15.588 tỉ đồng. Chiếm 62% tổng giá trị phát hành toàn thị trường. Bên cạnh cái tên quen thuộc là Vingroup, Masan, có thêm 2 công ty bất động sản mới là Smart Dragon và Công ty phát triển bất động sản Nhật Quang, vừa phát hành tổng cộng 4.050 tỉ đồng để đầu tư vào dự án Spirit of Saigon (dự án này đã huy động khoảng 10.000 tỉ đồng trái phiếu trong năm 2020). Khoảng 40% trái phiếu phát hành không có tài sản bảo đảm.
Một số đơn vị đã lên kế hoạch phát hành trái phiếu trong năm 2021. Như Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) đã phê duyệt đề xuất phát hành 25.000 tỉ đồng giấy tờ có giá; và phương án phát hành trái phiếu cho năm 2021. Công ty CP bất động sản Thế kỷ (CRE) đã thông qua phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu. Với tổng giá trị phát hành tối đa 500 tỉ đồng, kỳ hạn trái phiếu 3 năm; lãi suất dự kiến là 11%/năm. Để tăng quy mô vốn và đầu tư các dự án nhà ở, resort, khu nghỉ dưỡng, căn hô,…
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, bất cập lớn nhất hiện nay là chưa có các tổ chức tư vấn uy tín (tương tự như Fitch Ratings) đánh giá, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp phát hành trái phiếu, để đảm bảo minh bạch thông tin và góp phần bảo vệ nhà đầu tư trái phiếu.
Nguồn: Thanhnien.vn