Thị trường trái phiếu đang cực kỳ sôi động. Hàng loạt các doanh nghiệp tư nhân phát hành trái phiếu nhằm gọi vốn. Nhiều thông kê cho thấy, phát hành trái phiếu là các để doanh nghiệp gọi vốn hiệu quả nhất. Đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn do dịch bệnh đã không thể thu mua lại trái phiếu như đã cam kết với nhà đầu tư. Điều này dân đến tình trạng các tổ chức tín dung đảo nợ làm tăng nợ xấu cho doanh nghiệp. Do đó, thông tư mới được phát hành nhằm hạn chế tối đa việc các nhà băng đảo nợ cho doanh nghiệp.
Ngăn chặn doanh nghiệp che dấu nợ xấu
Ngân hàng Nhà nước dự kiến siết chặt hơn hoạt động mua bán trái phiếu. Để ngăn nhà băng đảo nợ cho doanh nghiệp, nguy cơ tăng nợ xấu. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư số 15/2018/TT-NHNN (Thông tư 15) sửa đổi; bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2016/TT-NHNN quy định việc TCTD; chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua TPDN.
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định về việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các nhà băng. Nhà điều hành cho hay, thời gian qua, một số ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp nhằm cơ cấu lại nợ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro khi doanh nghiệp tiếp tục gặp khó và không có khả năng trả nợ gốc và lãi trái phiếu đến hạn. Dẫn đến việc phát hành thêm trái phiếu để tiếp tục cơ cấu lại nợ.
Vì vậy dự thảo Thông tư mới quy định nhà băng không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành với mục đích cơ cấu lại các khoản nợ. Theo đó, khi một đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp với nhiều mục đích khác nhau; trong đó có mục đích cơ cấu lại khoản nợ. Thì ngân hàng cũng không được mua.
Tăng cường giám sát rủi ro đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Với những nội dung của Thông tư 15, NHNN đã thể hiện rõ quan điểm về việc tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động đầu tư TPDN của các TCTD. Nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng; đồng thời tránh tình trạng các TCTD che giấu nợ xấu bằng cách mua TPDN để đảo nợ cho DN.
Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Trừ khi mua theo phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, các nhà băng cũng không được mua trái phiếu của doanh nghiệp có nợ xấu phát sinh trong một năm. Điều này nhằm tránh tình trạng ngân hàng có nợ xấu cao; nhưng vẫn mua bán trái phiếu doanh nghiệp; nâng cao chất lượng tín dụng.
Qua công tác kiểm tra, Ngân hàng Nhà nước phát hiện một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu huy động vốn để góp vốn; mua cổ phần tại các công ty khác; để các công ty này thực hiện dự án hoặc tiếp tục góp vốn, mua cổ phần… Vì vậy, các ngân hàng cần kiểm soát, không mua trái phiếu doanh nghiệp. Khi mục đích sử dụng vốn là để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác.
Giữa 2019, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các ngân hàng có số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn; đặc biệt là lĩnh vực xây dựng; bất động sản cần rà soát lại. Cũng như không được đầu tư trái phiếu với mục đích cơ cấu nợ.
Nguồn: Vnexpress.net