HSBC là một trong những tổ chức tài chính lớn tại Anh. Vào thị trường Việt Nam từ năm 1970, HSBC hiện là đối tác lớn của nhiều tổ chức tài chính, bảo hiểm tại Việt Nam như Techcombank, Bảo hiểm Bảo Việt. HSBC hiện là tổ chức tài chính quốc tế có cổ phần nhiều nhất tại ngân hàng Techcombank. Hiện HSBC đang hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,… Mới đây, HSBC Việt Nam đã phát hành trái phiếu ra thị trường với tổng giá trị lên đến 600 tỷ Đồng. Lãi suất tương đương với lãi suất gửi tiết kiệm, khoảng 5,8% một năm cho kỳ hạn 3 năm.
HSBC phát hành 600 tỷ Đồng trái phiếu
HSBC vừa trở thành ngân hàng ngoại đầu tiên phát hành trái phiếu tại Việt Nam với tổng giá trị 600 tỷ đồng. Với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, trái phiếu của HSBC Việt Nam với tên gọi Hoa Sen; có lãi suất phát hành ở mức cố định 5,8%/năm trên mệnh giá và kỳ hạn 3 năm.
Giao dịch phát hành trái phiếu đợt này nhận được sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức đa dạng. Bao gồm các công ty bảo hiểm; công ty chứng khoán; và quỹ quốc tế. Với số lượng đăng ký gấp đôi so với phát hành. Số tiền từ đợt phát hành sẽ được ngân hàng HSBC Việt Nam sử dụng để tăng quy mô vốn hoạt động của ngân hàng. Đa dạng hóa nguồn vốn tiền đồng. Nhằm mục đích phục vụ cho việc tăng trưởng kinh doanh bền vững của ngân hàng trong thời gian sắp tới.
Ông Tim Evans – Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam cho biết; ngân hàng đang có kế hoạch phát hành các đợt trái phiếu thường xuyên hơn. Nguồn vốn thu được dùng để tăng quy mô vốn hoạt động. Đa dạng hóa nguồn vốn tiền đồng cho HSBC Việt Nam.
HSBC cho rằng thị trường trái phiếu Việt Nam đang trên đà tăng trưởng
Ông Ngô Đăng Khoa – Giám đốc toàn quốc Khối Kinh doanh Tiền tệ và Thị trường vốn HSBC Việt Nam cho biết thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) Việt Nam nhỏ nhất trong số 6 thị trường TPDN khu vực ASEAN. Nhưng những năm gần đây đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng. Nhờ sự tăng trưởng và ổn định kinh tế; chỉ số lạm phát luôn được kiểm soát tốt và nằm ở mức thấp. Đồng thời Chính phủ luôn có các chính sách quản lý và điều tiết phù hợp.
Giá trị của thị trường TPDN Việt Nam tăng mạnh. Chiếm từ 9,01% tổng GDP của cả nước vào năm 2018, lên 11,3% vào năm 2019. Khiến Việt Nam trở thành thị trường TPDN phát triển nhanh nhất ở khu vực Đông Á. Dù tăng trưởng liên tục qua các năm; nhưng thị trường TPDN vẫn có quy mô nhỏ hơn so với các kênh huy động vốn khác.
Các doanh nghiệp vẫn dựa vào ngân hàng khi có nhu cầu về vốn hơn là tự phát hành trái phiếu. Quy mô tín dụng của Việt Nam đến cuối năm 2019 đã đạt 8,2 triệu tỉ đồng. Tương đương với 138,4% GDP của cả nước. Trong khi TPDN được lưu hành chỉ đạt mức 11,3% tổng GDP. Giá trị vốn hóa thị trường TPDN của Việt Nam nhỏ hơn nhiều so với các thị trường khác trong khu vực. Với mức trung bình khoảng 20 – 50% GDP như Hàn Quốc và Singapore. Hơn nữa, số lượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu đã tăng lên. Nhưng chủ yếu chỉ từ các công ty bất động sản và ngân hàng thương mại.
Đại diện HSBC mong muốn có những chính sách cởi mở với trái phiếu doanh nghiệp
Để phát triển thị trường, ông Ngô Đăng Khoa kiến nghị các chính sách hiện hành liên quan đến đầu tư và nắm giữ TPDN chưa khuyến khích các nhà đầu tư chọn trái phiếu. Một khung đánh giá rủi ro chi tiết thật sự cần thiết; để tránh những rủi ro tiềm ẩn trên thị trường. Thông thường, các vấn đề nảy sinh khi cơ sở hạ tầng của thị trường; không theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng. Hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tiến hành chào bán trái phiếu ra công chúng cũng gặp rất nhiều thủ tục; và yêu cầu phức tạp. Do đó họ sẽ lựa chọn phát hành riêng lẻ. Chính vì vậy, Việt Nam cần hoàn thiện các quy định pháp luật đối với hoạt động thanh toán; phát hành và kinh doanh trái phiếu.
Ngoài ra, ông Ngô Đăng Khoa cho rằng ở Việt Nam, xếp hạng tín nhiệm của một tổ chức phát hành TPDN vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ đối với hầu hết các nhà đầu tư. Việt Nam hiện đang thiếu vắng các công ty xếp hạng tín nhiệm và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế vẫn chưa có mặt để hỗ trợ các tổ chức phát hành TPDN địa phương.
Ngoài ra, các nhà đầu tư trái phiếu thường quan tâm nhiều đến lãi suất trái phiếu. Hơn là xếp hạng tín nhiệm của đơn vị điều hành. Chỉ một vài ngân hàng lớn được các tổ chức như Moody’s, S&P công bố xếp hạng. Để tránh những rủi ro cho các nhà đầu tư và hoạt động phát hành trái phiếu, Bộ Tài chính cần xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm bền vững và trung tâm thông tin thị trường TPDN.
Nguồn: Thanhnien.vn